xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ròng rã 5 năm chờ thi hành án

Bài và ảnh: Anh Vũ

Bản án sơ thẩm có hiệu lực từ ngày 19-9-2018, được đánh giá là nội dung rõ ràng, không gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự nhưng 5 năm vẫn chưa thi hành xong

Bà Nguyễn Thị Gái (61 tuổi, huyện Củ Chi, TP HCM) gửi đơn đến Báo Người Lao Động kêu cứu về việc 5 năm ròng rã chờ thi hành án dân sự (THADS) tranh chấp tài sản thừa kế quyền sử dụng đất (QSDĐ).

Khởi kiện đòi chia thừa kế

Trước đó, bà Gái kiện ông Nguyễn Văn Hải (51 tuổi, em ruột) yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản cha mẹ để lại (không có di chúc) cho các chị em gái (5 người).

Theo bà Gái, bà Võ Thị Triểu (mẹ) sở hữu 13.403,2 m2 đất ở xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Trước khi mất, bà Triểu có ý định làm thủ tục chia tài sản cho các con nhưng ông Hải không đồng ý, cố tình chiếm giữ giấy chứng nhận QSDĐ. Sau khi bà Triểu mất, chị em bà Gái khởi kiện yêu cầu chia đều thừa kế thành 6 phần.

Ông Hải thừa nhận di sản thừa kế là đúng nhưng không đồng ý chia đều tài sản vì bà Triểu trước đây có mượn tiền người khác, ông phải trả lãi trong 4 năm. Ông chỉ đồng ý chia cho mỗi người ngang 7 m, dài hết đất trên phần diện tích đất 4.568,1 m2, còn lại là của ông. Phần diện tích đất ruộng 8.835,1 m2, ông yêu cầu hưởng 50%, còn lại chia đều cho 5 chị em.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực ngày 19-9-2018, TAND huyện Củ Chi chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Gái. Phần diện tích đất 4.568,1 m2 chia đều cho 6 người con là 761,3 m2/người. Về phần diện tích đất ruộng 8.835,1 m2, bản án nêu xét thấy ông Hải là người đang trực tiếp trồng cỏ, có một phần công sức giữ gìn, tu bổ nên chia cho ông nhiều hơn các đồng thừa kế khác. Ông Hải được thừa kế 2.335,1 m2, 5 người còn lại được chia 1.300 m2/người.

Ròng rã 5 năm chờ thi hành án - Ảnh 1.

Khu đất có tranh chấp chờ 5 năm vẫn chưa được thi hành án

Tòa tuyên rõ ràng vẫn không thi hành án được

Ngày 21-1-2019, Chi cục THADS huyện Củ Chi ra quyết định để THA theo bản án sơ thẩm. Ngày 10-5-2019, Chi cục THADS huyện Củ Chi cùng lực lượng chức năng tiến hành đo đạc đất theo bản án sơ thẩm. Trong quá trình cắm mốc, ông Hải yêu cầu ngừng lại vì đang làm đơn đề nghị giám đốc thẩm nên cơ quan THADS đã tạm dừng cắm mốc.

Tiếp đó, ngày 21-8-2019, Chi cục THADS huyện Củ Chi có công văn gửi TAND huyện Củ Chi đề nghị giải thích nội dung bản án. Một ngày sau, TAND huyện Củ Chi có công văn trả lời bản án sơ thẩm đã tuyên rõ ràng, đầy đủ các nội dung liên quan. Trường hợp các bên không tự nguyện THA, Chi cục THADS có thẩm quyền cưỡng chế.

Tuy nhiên, ngày 18-11-2019, Chi cục THADS huyện Củ Chi thông báo vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức THA, ra Quyết định số 1654 nhưng không thể hiện tên và địa chỉ của người phải THA. Sau đó, Chi cục THADS huyện Củ Chi quyết định thu hồi Quyết định số 1654. Đồng thời, yêu cầu chị em bà Gái tiến hành khởi kiện một vụ kiện riêng.

Đến ngày 15-4-2021, TAND huyện Củ Chi có văn bản gửi Chi cục THADS huyện Củ Chi để giải thích bản án. Trong đó nêu rõ nếu ông Hải không tự nguyện giao đất, Chi cục THADS huyện Củ Chi có thẩm quyền cưỡng chế.

Cùng ngày, TAND huyện Củ Chi có quyết định sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm. Theo đó, nếu không ai nộp lại chứng nhận QSDĐ thì cơ quan chức năng thực hiện theo quy định. Trường hợp có một trong các bên đương sự không tự nguyện THA, các bên đương sự còn lại có quyền liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký, kê khai và được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với phần diện tích đất đã được chia.

Trao đổi với phóng viên, ông Hải cho biết về phần đất ruộng 8.835,1 m2, ông đã đồng ý chia theo bản án sơ thẩm. Riêng phần đất 4.568,1 m2, ông có nguyện vọng được sở hữu lại căn nhà của cha mẹ (không còn giá trị sử dụng) và phần chuồng bò ông đang chăn nuôi. Diện tích đất còn lại, ông không can thiệp. Phóng viên cũng đã liên hệ Chi cục THADS huyện Củ Chi nhưng không nhận được câu trả lời.

Liên quan đến đề nghị của ông Hải xin kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, TAND Cấp cao tại TP HCM cho rằng không có căn cứ chấp nhận bởi nội dung quyết định của bản án sơ thẩm là rõ ràng, không gây khó khăn cho công tác THADS.

Di sản của bà Triểu được chia bằng bản án có hiệu lực pháp luật, ông Hải là người quản lý di sản không tự nguyện THA thì cơ quan THADS có thẩm quyền cưỡng chế THA theo quy định của Luật THADS.

Chưa thi hành án là chậm

Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (TP HCM), đánh giá bản án sơ thẩm có hiệu lực từ năm 2018 nhưng đến nay Chi cục THADS huyện Củ Chi chưa tiến hành xong thủ tục và tổ chức cưỡng chế THA là chậm. Cục THADS TP HCM cần vào cuộc làm rõ, xử lý trách nhiệm và chỉ đạo tiếp tục thi hành.

Về phần bà Gái, ông Hải, nếu có căn cứ cho rằng chấp hành viên không khách quan, công tâm, cố tình gây khó khăn... thì làm đơn khiếu nại gửi đến thủ trưởng cơ quan THA của chấp hành viên để khiếu nại, đề nghị thay đổi chấp hành viên khác để tiếp tục thi hành bản án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo