xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản phụ chết, chưa ai chịu trách nhiệm

Bài và ảnh: CAO NGUYÊN

Sau một ca sinh mổ bình thường, sản phụ chết trong khi các bệnh viện liên quan đùn đẩy trách nhiệm

Sáng 27-10, người nhà đã đưa chị Lương Thị Tuyết Thư (SN 1987; ngụ xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thiếu máu cấp cứu

Chiều 27-10, bác sĩ Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết sở này đã làm việc với Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Buôn Ma Thuột và BVĐK tỉnh Đắk Lắk để tìm hiểu nguyên nhân tử vong của chị Thư.

Trước đó, sáng 23-10, chị Thư chuyển dạ nên gia đình đã đưa đến BVĐK TP Buôn Ma Thuột. Theo bác sĩ Hoàng Thị Minh Hường, Trưởng Khoa Sản BVĐK TP Buôn Ma Thuột, vào khoảng 20 giờ cùng ngày, bệnh viện mổ sinh cho chị Thư. Khi mổ xong, sức khỏe của chị Thư tốt nên các bác sĩ khâu lại vết mổ. Trong quá trình khâu vết mổ phát hiện rỉ máu nên đã tiến hành thắt động mạch tử cung để cầm máu. Khi kiểm tra, thấy cơ tử cung đoạn dưới bị bầm, cảm giác không an toàn nên đã gọi tuyến trên hỗ trợ.

 

Anh Hoàng Văn Thắng đau buồn trước cái chết tức tưởi của vợ
Anh Hoàng Văn Thắng đau buồn trước cái chết tức tưởi của vợ

 

Bác sĩ Hường kể lại: Bác sĩ Đoàn Sỹ Hoàng, Trưởng Khoa Sản BVĐK tỉnh Đắk Lắk, đã đến hỗ trợ và chỉ đạo đóng ổ bụng. Tuy nhiên, khi kiểm tra lại thì thấy máu âm đạo của chị Thư vẫn còn chảy nên bà báo cho bác sĩ Hoàng. BV này chỉ có 2 đơn vị máu và đã truyền hết trong khi mổ nên bác sĩ Hoàng đề nghị chuyển chị Thư lên BVĐK tỉnh Đắk Lắk để tiếp tục cấp cứu.

Liên quan đến vụ việc, bác sĩ Lâm Thái Hùng, Phó Khoa Gây mê BVĐK TP Buôn Ma Thuột, cho rằng lúc chuyển viện, dấu hiệu sinh tồn của sản phụ vẫn ổn.

“Chúng tôi nói lại cho rõ, sản phụ Thư chết tại BVĐK tỉnh Đắk Lắk chứ không phải tại BVĐK TP Buôn Ma Thuột” - bác sĩ Y Lâm Niê, Giám đốc BVĐK TP Buôn Ma Thuột, nói.

Đổ lỗi?

Trong khi đó, bác sĩ Đoàn Sỹ Hoàng khẳng định đêm 23-10, mặc dù không phải ca trực của ông nhưng vì sự an toàn của bệnh nhân nên khi nhận được thông báo, ông đã lập tức có mặt tại BVĐK TP Buôn Ma Thuột để hỗ trợ. “Lúc tôi đến nơi vào khoảng 21 giờ 50 phút, trong khi BV bắt đầu mổ lúc 18 giờ 45 phút. Lúc đó máu trong tử cung vẫn đang chảy nên tôi đã lau sạch và khâu cầm máu rồi cho đóng ổ bụng. Khoảng 30 phút sau, tôi được báo chị Thư vẫn tiếp tục bị chảy máu. Theo chẩn đoán, lúc này chị Thư bị đờ tử cung thứ phát (tử cung không tự co lại được sau sinh) nên máu chảy trở lại. Lúc đó, tôi quyết định mổ cắt tử cung nhưng vì BVĐK TP Buôn Ma Thuột đã hết máu dự trữ nên buộc phải đưa lên tuyến trên” - bác sĩ Hoàng kể.

Về đến BVĐK tỉnh Đắk Lắk, bác sĩ Hoàng chuẩn bị 5 đơn vị máu, triệu tập đầy đủ các bác sĩ liên quan, yêu cầu toàn bộ người nhà sản phụ có mặt tại BV xét nghiệm máu để sẵn sàng cho việc lấy máu tươi. “Khi chị Thư được đưa đến, chúng tôi lập tức cấp cứu ngay trên băng ca nhưng chị đã tử vong lâm sàng, ngừng thở, tim ngừng đập nên không thể cứu được. Một ca mổ sinh bình thường chỉ kéo dài chưa đầy 1 giờ nhưng họ mổ từ khoảng 19 giờ 45 phút đến gần 22 giờ nên chị Thư mất máu quá nhiều. Khi đờ tử cung thứ phát, chảy máu trở lại thì gây thiếu máu dẫn đến tử vong” - bác sĩ Hoàng nhận định.

Còn theo anh Lương Đình Vũ (em trai chị Thư), BVĐK TP Buôn Ma Thuột chuyển viện quá chậm trễ. “Lúc đưa chị lên xe cứu thương, tôi không còn thấy chị thở, bác sĩ cũng không bóp túi ôxy nữa. Chuyển đến BVĐK tỉnh Đắk Lắk được ít phút thì được báo chị đã chết. Tôi cầm tay chị thì thấy đã lạnh nên tôi khẳng định chị tôi chết trước khi vào BVĐK tỉnh Đắk Lắk” - anh Vũ nói.

Đau buồn trước cái chết của vợ, anh Hoàng Văn Thắng chia sẻ sau khi chị Thư mất, gia đình vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tổng cộng tiền ma chay đã gần 100 triệu đồng nhưng BV chỉ hỗ trợ 10 triệu đồng, gia đình phải vay mượn khắp nơi. “Bé sinh ra đã thiếu hơi mẹ, thỉnh thoảng sốt, không biết rồi đây cha con tôi sống thế nào” - anh Thắng nghẹn ngào.

 

Tỉ lệ sản phụ tử vong tăng đột biến

Bác sĩ Bùi Thị Bích Dung, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, thông tin: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra 10 trường hợp sản phụ tử vong, tăng đột biến so với năm 2014, chỉ có 2 trường hợp. “Có nhiều nguyên nhân gây tử vong nhưng chủ yếu là do trang thiết bị, nhân lực không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sinh sản” - bác sĩ Dung nhìn nhận.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo