xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sát thủ” biogas

DUY NHÂN - CA LINH - CÔNG TUẤN

Sau vụ ngạt khí hầm biogas khiến 3 người chết thảm, nhiều người mới giật mình nhận ra lâu nay đã buông lỏng quản lý “sát thủ giấu mặt” mang tên biogas

Biogas đã phổ biến ở ĐBSCL hàng chục năm nay, nhờ đó mà nhiều hộ chăn nuôi gia súc cải thiện được kinh tế gia đình và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Tuy nhiên, rất ít người sử dụng biết loại khí này có thể gây chết người hàng loạt.

Tử vong nhanh vì thiếu ôxy não

Vụ tai nạn ngạt khí từ hầm biogas ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau xảy ra sáng 23-4 là hồi chuông cảnh tỉnh cho người đang sử dụng biogas và các cơ quan chức năng. Nguyên nhân khiến 3 người tử vong được ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, giải thích là do hít phải khí biogas, nạn nhân thiếu ôxy não, dẫn đến tử vong nhanh. Cách đây không lâu, tại thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cũng xảy ra vụ 2 người tử vong sau khi rơi vào hầm biogas.

Hiện trường vụ 3 nạn nhân tử vong và nhiều người khác bị ngất vì hít phải khí biogas Ảnh: Duy Nhân
Hiện trường vụ 3 nạn nhân tử vong và nhiều người khác bị ngất vì hít phải khí biogas Ảnh: Duy Nhân

Ông Phạm Văn Hảo (ở gần nhà 3 nạn nhân bị ngạt khí hầm biogas) cho biết: “Chúng tôi biết biogas là khí độc nhưng không nghĩ hít vào có thể chết nhanh như vậy. Hôm tai nạn xảy ra, tôi cũng xông vô cứu người nhưng thấy khó chịu nên vội bịt mũi chạy ra, nếu không chắc cũng đi theo họ”.

Huyện Phong Điền, TP Cần Thơ là nơi có nhiều hộ dân sử dụng túi ủ biogas từ phân heo. Theo ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hơn 100 hộ chăn nuôi heo ở địa phương được dự án “Phát triển nông thôn dựa trên cơ chế phát triển sạch ở ĐBSCL” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về khoa học nông nghiệp (JIRCAS) phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ hỗ trợ chi phí lắp đặt túi ủ biogas.

“Làm túi ủ, chi phí lắp đặt chỉ 1 triệu đồng trong khi hầm ủ lên tới khoảng 10 triệu đồng, có thể xử lý được chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường, giúp tiết kiệm chi phí khi có năng lượng tái chế dùng trong sinh hoạt” - ông Nghiêm nói về sự tiện lợi của túi ủ biogas.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Theo ông Nghiêm, để bảo đảm an toàn khi sử dụng túi ủ, người dân phải được trang bị kiến thức và được tập huấn kỹ thuật như xử lý van, túi khí. “Chúng tôi thường khuyến cáo những hộ này phải thường xuyên kiểm tra túi ủ để bảo đảm an toàn và phòng chống cháy nổ” - ông Nghiêm nói.

Bà Lưu Mỹ Hạnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau, cho biết sau vụ tai nạn ngạt khí từ hầm biogas, UBND tỉnh đã chỉ đạo sở rà soát, kiểm tra, hướng dẫn người dân biết cách lắp đặt và sử dụng biogas an toàn.

“Hiện người dân Cà Mau sử dụng túi bạt chống thấm HDPE bán tràn lan trên thị trường, không bảo đảm chất lượng. Vụ tai nạn vừa qua do người dân sử dụng chất liệu túi chứa khí trong khi không có hệ thống ống xả. Khi khí đầy, cộng với nắng nóng, túi khí bị rách dẫn đến rò rỉ. Sắp tới, các ngành chức năng cần phối hợp tuyên truyền cho người dân rõ để phòng tránh khi có sự cố” - bà Hạnh nói.

Còn theo ông Lê Phước Thiện, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bạc Liêu, người dân đã làm biogas hàng chục năm nay với nhiều kiểu hầm bể phổ biến như dùng bạt chống thấm HDPE, nhựa composite, gạch.

“Trung tâm chỉ khuyến khích và hướng dẫn người dân xây dựng hầm biogas bằng chất liệu composite vì độ bền cao và an toàn. Sau sự cố ở Cà Mau, chúng tôi đã tổ chức họp một số ngành chức năng tiến hành rà soát lại các hầm biogas trên địa bàn để tránh sự việc đã rồi mới đổ trách nhiệm cho nhau” - ông Thiện nói.

Cũng theo ông Thiện, việc tuyên truyền, khảo sát độ an toàn của các hầm biogas thuộc các trung tâm khuyến nông địa phương nhưng hầu như những đơn vị này chưa quan tâm đến việc tuyên truyền, tập huấn cho người dân sử dụng biogas đúng cách, ứng phó khi có sự cố xảy ra cũng như không được tự ý sửa chữa khi hầm biogas bị sự cố rò rỉ khí mà phải liên hệ với cơ quan chức năng.

Trang bị hệ thống van

Ông Nguyễn Hữu Chiếm, giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên Trường ĐH Cần Thơ, cho biết Trường ĐH Cần Thơ từng phối hợp với nhiều địa phương ở ĐBSCL làm túi ủ và hầm ủ biogas cho hàng trăm hộ dân. “Khi làm, chúng tôi khuyến cáo người dân cần trang bị hệ thống van để điều chỉnh áp suất. Với van này, khi áp suất trong hầm ủ hay túi ủ cao thì khí tự xì ra không khí và tan đi, không ảnh hưởng gì. Ngoài ra, nơi tạo ra gas để dưới đất nhưng túi khí dẫn vào đốt phải để trên cao, xa tầm tay”.

C.Linh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo