xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Sếp” đừng ngại ra tòa

Vĩnh Linh (Sở Tư pháp Kon Tum)

Nhà nước pháp quyền dân chủ ở nước ta đang ngày càng hoàn thiện hơn và quyền, lợi ích chính đáng của người dân vì thế cũng được bảo vệ tốt hơn. Có thể nói trước đây, các tranh chấp giữa nhà nước và người dân phải đưa ra tòa án để giải quyết là rất hiếm, hầu như không có, nếu có thì phần thắng gần như 100% thuộc về cơ quan nhà nước. Dân gian thường ví việc người dân đi kiện cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức (CBCC) như “con kiến đi kiện củ khoai” hoặc “châu chấu đá voi” để so sánh tình trạng này.

Theo thời gian cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, thủ tục công khai, minh bạch hơn, đặc biệt là khả năng tiếp cận và nhận thức pháp luật của người dân ngày càng cao nên việc người dân đi kiện và thắng kiện các cơ quan nhà nước, CBCC không còn là chuyện quá xa vời, không tưởng như xưa nữa! Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập khía cạnh khác của vấn đề này, đó là việc các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thường ngại ra tòa, ngại công khai thông tin trong các vụ tranh chấp, khiếu kiện của công dân, tổ chức. Minh chứng rõ nhất cho điều này là phần lớn các vụ kiện của người dân với cơ quan nhà nước thì người đứng đầu đều tìm mọi cách né tránh bằng việc cử cấp dưới đi thay. Nhiều trường hợp còn cử hoặc ủy quyền cho cả những người không đủ thẩm quyền, không đúng đối tượng, không có chuyên môn liên quan đến vụ án tham gia tố tụng...

Bên cạnh đó, một số địa phương, quan chức đã can thiệp vào quá trình giải quyết các vụ án của các cơ quan tư pháp. Điều này sẽ cản trở, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan chức năng và làm giảm lòng tin của người dân vào cơ quan nhà nước, hệ thống pháp luật, ảnh hưởng tiêu cực đến tính thượng tôn của pháp luật, trật tự an toàn xã hội.

Trong nhà nước pháp quyền thì nhà nước, cơ quan nhà nước và CBCC cũng là chủ thể tham gia pháp luật bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội. Do đó, trong quá trình quản lý, điều hành và thực thi công vụ cơ quan nhà nước, CBCC đều có thể có va chạm, tranh chấp hoặc thiếu sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ nên việc tham gia tố tụng, giải quyết để phân định đúng sai đều là lẽ bình thường. Trong nhiều trường hợp, do quy định pháp luật còn có kẽ hở, bất cập, xung đột nên cách hiểu khác nhau, vì vậy thông qua bản án, quyết định của tòa án mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền được “giải oan”, lấy lại được hình ảnh, uy tín của mình trước nhân dân và công chúng. Về phía người dân, nếu việc xét xử công bằng, khách quan thì càng làm cho họ thêm tin tưởng vào nhà nước và hệ thống pháp luật.

Do đó, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không nên quá nặng nề, câu nệ, ngại khi phải ra tòa giải quyết các tranh chấp mà nên chủ động đưa ra tòa giải quyết những vụ việc tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài để thông qua đó có sự phán xét khách quan, công bằng, đúng pháp luật; giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu kiện của người dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo