xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

SỐNG ĐỂ SẺ CHIA

PHAN HOÀNG

Giữa dòng chảy xô bồ của đô thị phồn hoa, không khó để bắt gặp những tấm lòng trượng nghĩa, bác ái, làm lan tỏa tinh thần "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

1. Đầu tháng 4-2019, chúng tôi vượt hơn 120 km từ TP HCM theo Quốc lộ 13 lên thăm huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sát biên giới Campuchia. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ: căn cứ Tà Thiết, sân bay Lộc Ninh, kho xăng Lộc Quang - Lộc Hồ, nhà giao tế Lộc Ninh. Vùng chiến khu xưa đã nhiều thay đổi nhưng dấu tích cũ vẫn còn đó.

Ngắm cảnh nhìn vật nhớ người. Tôi như thấy thấp thoáng đâu đây bước chân những chiến binh trong cái nắng nung người hay mưa trắng xóa núi rừng. Có người đã ngã xuống. Có người may mắn sống sót đến ngày hòa bình. Đặc biệt, ấn tượng trong tôi là hình ảnh danh tướng Trần Văn Trà, vị tư lệnh lừng lẫy của Bộ Chỉ huy Các Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, mà năm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (1919-2019).

SỐNG ĐỂ SẺ CHIA - Ảnh 1.

Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ về thăm lại chiến khu Lộc Ninh sau ngày đất nước thống nhất. (Ảnh tư liệu do tác giả bài viết cung cấp)

Thượng tướng Trần Văn Trà tên thật Nguyễn Chấn, sinh trưởng ở Quảng Ngãi nhưng cuộc đời binh nghiệp chủ yếu gắn bó với Sài Gòn và Nam Bộ. Từ TP này, ông bắt đầu cầm súng và nhanh chóng trở thành một vị chỉ huy tài năng, bản lĩnh chiến trường lẫn trên bàn đàm phán ngoại giao. Không chỉ là tư lệnh nửa nước mà ông còn được tin tưởng giao trọng trách Trưởng đoàn Đại biểu Quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam từ căn cứ Lộc Ninh bay vào Sài Gòn tham gia Ban Liên hiệp đình chiến bốn bên thực thi Hiệp định Paris đầu năm 1973. Hơn hai năm sau, ông lại đảm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Quân quản TP Sài Gòn - Gia Định ngay khi vừa giải phóng với bao công việc cấp bách của một đô thị thời chiến chuyển sang thời bình.

Đất nước thống nhất, sứ mệnh cầm súng hoàn thành, vài năm sau, Thượng tướng Trần Văn Trà lui hẳn về cầm bút viết báo, viết văn, nghiên cứu lịch sử và dành thời gian đi viếng thăm, hỗ trợ những vùng chiến khu xưa còn nghèo khó. Lộc Ninh là một trong những nơi ông hay trở về. Tôi may mắn từng tháp tùng ông cùng một số chiến tướng lên đây cũng như thăm những vùng sâu, vùng xa khác. Vị tư lệnh năm xưa như người thân trở về trong vòng tay bà con và đồng đội. Ông hiểu hơn ai hết nỗi khổ đau của các cựu chiến binh cũng như gia đình các thương binh - liệt sĩ. Nhiều người thương tích đầy mình. Có người còn mang trong máu thịt những mảnh bom đạn hay chất độc da cam. Đó là điều vị chiến tướng luôn trăn trở. Bằng uy tín của mình, ông không ngừng đi vận động, thuyết phục các mạnh thường quân tặng quà, hỗ trợ khám chữa bệnh, xây nhà tình nghĩa, tạo công ăn việc làm cho những người còn khó khăn. Có thể nói, ông là một trong những người Sài Gòn đầu tiên khởi xướng hoạt động xã hội từ thiện sau chiến tranh.

Thượng tướng Trần Văn Trà còn sang tận Singapore tìm đối tác để xây dựng một bệnh viện cho các cựu chiến binh và những người có công với nước. Vì tuổi cao sức yếu, di chuyển xa, công việc nhiều, ông đã bất ngờ ngã xuống trong chuyến đi đầy ý nghĩa ấy. Trước lúc "thiên mã thăng" như lời thơ mình viết, ông di nguyện gia đình không nên cúng giỗ linh đình mà dành dụm tiền bạc để giúp đỡ các cựu chiến binh và những người bất hạnh. Và gần 15 năm qua, gia đình Thượng tướng Trần Văn Trà không ngừng nỗ lực thực hiện ước mơ của chồng và cha, vận động xây dựng hơn 300 căn nhà tình nghĩa, hỗ trợ cơ sở vật chất cho các trường học, giúp đỡ các cựu chiến binh vượt khó. Chẳng những để lại bao chiến tích oai hùng mà danh tướng Trần Văn Trà còn để lại một tấm lòng nhân nghĩa có sức truyền cảm mạnh mẽ cho hậu thế!

2. Cùng thời với Thượng tướng Trần Văn Trà còn có một lão tướng quê Quảng Ngãi khác mà tôi cũng có nhiều dịp gần gũi trò chuyện, đó là Thượng tướng Trần Nam Trung - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, sau này là Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ. Ông tên thật Trần Khuy, còn có bí danh Trần Lương, từng là một trong những thủ lĩnh du kích khởi nghĩa BaTơ cùng với nhà lãnh đạo Trương Quang Giao và các tướng lĩnh sau này như Nguyễn Chánh, Trần Quý Hai, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt…

Khi tuổi đã cao, bệnh tật triền miên nhưng trong lòng Thượng tướng Trần Nam Trung lúc nào cũng canh cánh nỗi niềm với đất nước, với đồng đội, nhất là những cựu chiến binh từng vào sinh ra tử. Ông cũng luôn quan tâm về đời sống nhân dân những vùng chiến khu xưa, từ duyên hải Nam Trung Bộ tới Đông Nam Bộ mà suốt đời mình gắn bó. Nhắc tới một ai có hoàn cảnh bất hạnh, nước mắt ông chảy xuống. Ông dạy bảo con cháu sống làm việc có ích, khuyến khích siêng năng hoạt động xã hội từ thiện. Tấm lòng của lão tướng đầy ắp nghĩa tình!

Chẳng hiểu sao tôi lại có duyên gặp người Sài Gòn gốc Quảng Ngãi. Và cũng họ Trần. Không biết tấm gương những người đi trước như các danh tướng Trần Văn Trà, Trần Nam Trung có ảnh hưởng gì không nhưng các bạn trẻ sau này đều chăm chỉ học hành, sáng tạo, làm ăn và trái tim luôn đập nhịp đập vì quê hương, cộng đồng.

Tôi muốn nói tới nhà văn Trần Nhã Thụy, một tên tuổi quen thuộc với làng báo - làng văn và gần đây là cả làng sách. Anh trầm tính, ít nói nhưng nói điều gì ra thì chắc như bắp. Và anh luôn đảm nhận một khối lượng công việc đáng nể. Viết truyện, in sách cho mình và cho mọi người. Viết báo, biên tập báo và nhà xuất bản. Đó là chưa kể công việc quản lý đứng đầu Chi nhánh miền Nam Nhà Xuất bản Hội Nhà văn và thi thoảng "vác tù và hàng tổng" ở Hội Nhà văn Việt Nam lẫn TP HCM. Vậy mà nhà văn Trần Nhã Thụy còn tranh thủ tham gia hoạt động xã hội - từ thiện. Ngoài những chuyến vòng quanh TP HCM, anh hay về miền Trung và Tây Nguyên để tặng quà, học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.

Người mà Trần Nhã Thụy hay phối hợp là Trần Thanh Phong, doanh nhân đồng hương, đồng môn gốc Quảng Ngãi. Trần Thanh Phong là người sáng lập Công ty Phân phối thực phẩm Thiên Bút, một trong những doanh nghiệp có doanh thu và đóng thuế hàng đầu của quận Tân Phú, TP HCM. Năng động, quyết đoán, cởi mở và nghĩa hiệp, bên cạnh công việc kinh doanh, Phong luôn có những chương trình hoạt động xã hội từ thiện thiết thực cho cộng đồng. Gần đây, anh đang theo đuổi một dự án đầy ý nghĩa, đó là cải tạo và xây dựng một hồ nước sạch rộng lớn, phối hợp tạo cảnh quan cho một vùng quê Quảng Ngãi. Mỗi lần ngồi cà phê với Trần Thanh Phong là tôi nghe những câu chuyện mới thật có ích. Anh làm việc nghĩa một cách lặng lẽ, không dùng công việc từ thiện cho mục đích quảng bá thương hiệu kinh doanh. Cái khác biệt của anh so với nhiều doanh nhân khác là ở chỗ đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo