xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sửa luật để phát triển quyền tự do báo chí

Trường Hoàng

Sửa đổi Luật Báo chí để tạo điều kiện thực hiện Hiến pháp mới, phát triển quyền tự do báo chí nhằm phục vụ công tác tuyên truyền và thông tin đại chúng tốt hơn chứ không phải làm hạn chế tự do báo chí

Đó là ý kiến của đại biểu (ĐB) Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM, tại hội thảo góp ý dự án Luật Báo chí (sửa đổi) do Đoàn ĐB Quốc hội TP HCM tổ chức ngày 12-10.

Công dân có quyền tự do báo chí

Cũng theo bà Phạm Phương Thảo, dự án Luật Báo chí (sửa đổi) lần này vẫn còn những quy định can thiệp quá sâu vào hoạt động báo chí. “Luật mà có đến 12 điều để Chính phủ quy định là quá nhiều. Ngoài ra, để báo chí phát triển cần có chính sách ưu đãi về thuế...” - bà Thảo nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, ĐB Phạm Chánh Trực, nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM, đề nghị nhà nước nên tính thuế cho báo chí bằng 0. Ngoài ra, ôngTrực cũng đưa ra 3 hạn chế của dự án Luật Báo chí (sửa đổi): Một là, không nêu rõ công dân có quyền tự do báo chí mà chỉ nêu quyền báo chí của một số công dân. Hai là, chưa đề cập đầy đủ báo mạng và thông tin có tính chất báo chí trên mạng, kể cả mạng xã hội trong khi hiện nay với việc bùng nổ thông tin, một số trang mạng xã hội, trang thông tin cá nhân lợi dụng tự do báo chí để thông tin không đúng, gây hiểu nhầm nhưng thiếu chế tài xử lý. Ba là, thiếu quy định để báo chí tự nuôi sống mình.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho rằng: “Mặc dù dự án xây dựng một chương riêng (chương II) quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí như Hiến pháp quy định nhưng vẫn phân biệt quyền tự do báo chí dành cho cơ quan báo chí và nhà báo; còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí thì dành cho công dân. Không thấy quy định thế nào là quyền tự do báo chí của công dân tại dự án nhưng lại quy định cơ quan báo chí bảo đảm quyền tự do báo chí của công dân. Điều này sẽ tạo ra sự mâu thuẫn, thiếu sót trong quy định pháp luật” - luật sư Hậu phân tích.

 

Các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện ở TP HCMẢnh: Tấn Thạnh
Các nhà báo, phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện ở TP HCMẢnh: Tấn Thạnh

 

Tạo điều kiện cho nhà báo tác nghiệp

Về chủ thể hoạt động báo chí, luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng hầu như dự án chỉ chú trọng vào sản phẩm, tác phẩm báo chí mà bỏ qua yếu tố chủ thể trong hoạt động báo chí, đặc biệt là nhà báo, phóng viên. Theo quy định của Luật Báo chí hiện hành, không có chức danh phóng viên mà chỉ quy định về nhà báo song thực tế cho thấy phóng viên là lực lượng tham gia rất nhiều vào hoạt động báo chí. Đối tượng này cần được luật hóa các quy định nhằm bảo đảm công tác quản lý cũng như đặt ra yêu cầu về quyền lợi, nghĩa vụ đối với phóng viên.

Thời gian qua, có rất nhiều trường hợp phóng viên bị từ chối, thậm chí bị đánh, cản trở khi tác nghiệp. Một trong những lý do đó là bởi phóng viên không phải nhà báo, không có thẻ nhà báo...” - luật sư Hậu nêu thực tế.

Về quyền và nghĩa vụ của nhà báo, theo luật sư Hậu, điều 33 dự án quy định còn hạn chế, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo điều kiện cho nhà báo điều tra, tác nghiệp; một số quy định bảo đảm quyền tự do báo chí chưa được cụ thể; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng dẫn đến hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài ra, dự thảo cần bổ sung “nhà báo phải cải chính, xin lỗi công khai và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân” để bảo đảm nhà báo phải có trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp trong khi hành nghề.

 

Chưa rõ chế tài hành vi cản trở báo chí

Theo ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, dự án cần ghi rõ, tách bạch nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí; bổ sung, làm rõ “quyền tự do báo chí của công dân”, không nên nhầm lẫn “quyền tự do ngôn luận trên báo chí” và “quyền tự do báo chí của công dân” là một.

“Dự án cũng cần bổ sung quy định: nếu tổ chức, cá nhân cản trở hoạt động báo chí thì tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, không nên đưa khái niệm “trang thông tin điện tử tổng hợp” vào luật để điều chỉnh vì thực chất loại hình thông tin này không liên quan đến hoạt động báo chí” - ông Lê Thái Hỷ nêu ý kiến.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo