xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tắm biển Vũng Tàu, coi chừng ao xoáy

Bài và ảnh: Ngọc Giang

Thực trạng hàng chục bãi biển tự phát cũng như của các khu du lịch mọc lên tại biển Vũng Tàu khiến việc bảo đảm an toàn của du khách gặp nhiều khó khăn

Vừa qua, UBND TP Vũng Tàu đã tổ chức họp báo về tình hình cấp cứu thủy nạn tại các bãi tắm trên địa bàn TP Vũng Tàu sau khi xảy ra 2 vụ đuối nước khiến 2 người tử vong, 2 người khác nhập viện liên tiếp trong 3 ngày từ 15-3 đến 18-3.

3 km bờ biển, 33 cứu hộ

Theo ông Trần Văn Phức, Chánh Văn phòng UBND TP Vũng Tàu, toàn bộ bờ biển Bãi Sau có chiều dài hơn 3 km, đang được khai thác dịch vụ du lịch tắm biển và các dịch vụ gắn liền với biển. Trong 3 tháng đầu năm 2016, có 1,2 triệu lượt người đến tắm biển, vui chơi tại khu vực Bãi Sau, trong đó có 380 trường hợp lọt ao xoáy được lực lượng cứu hộ cứu vớt, 3 trường hợp tử vong. Theo báo cáo của Ban Quản lý (BQL) các khu du lịch (KDL) TP Vũng Tàu, năm 2015, có 551 trường hợp khách lọt vào ao xoáy được lực lượng cứu hộ cứu vớt, 18 trường hợp lật phao, phao trôi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc, như: trẻ em tắm không người lớn trông coi; đột quỵ do bệnh tim; bơi xa bờ dù lực lượng cứu hộ đã thổi còi nhắc nhở; du khách gặp phải những vùng nước ao xoáy; tắm trước 6 giờ và sau 18 giờ (thời điểm ngoài giờ trực của lực lượng cấp cứu thủy nạn)… Thậm chí có trường hợp do thuyền thúng chém vào đầu.

 


Trong những ngày nghỉ lễ, biển Vũng Tàu luôn có đông người đến tắm 

Trong những ngày nghỉ lễ, biển Vũng Tàu luôn có đông người đến tắm 

Còn theo ông Trần Văn Trường, Giám đốc BQL các KDL TP Vũng Tàu, một trong những nguyên nhân khiến du khách bị đuối nước là sự xuất hiện của những ao xoáy nối tiếp nhau tại khu vực Bãi Sau, có ao xoáy chỉ vài mét nhưng cũng có những ao xoáy lên tới vài chục mét, sâu 2- 3m. Đây là những dòng chảy tự nhiên, không cố định, dịch chuyển liên tục nên khó kiểm soát. Nếu du khách tắm biển vào thời điểm trước 6 giờ và sau 18 giờ, khi đó tầm nhìn hạn chế, nếu lực lượng cứu hộ có làm việc cũng không thể phát hiện kịp thời để ứng cứu.

“Hiện tại, với 3 km bãi tắm ở khu vực Bãi Sau chỉ có 33 cấp cứu viên phụ trách (từ mũi Nghinh Phong đến khu du lịch Vũng Tàu Paradise), chia cho 4 đài cấp cứu, mỗi đài có từ 8-10 người. Ngoài ra, còn có 95 người của các KDL được đào tạo cứu hộ nhưng đây là lực lượng không chuyên trách, kiêm thêm việc bảo vệ và lo dù ghế nên không thể lo công tác cứu hộ cứu nạn. Ngoài phao cứu sinh được trang bị cho lực lượng cứu hộ, có thêm 2 chiếc ca-nô cứu hộ nhưng 1 chiếc đã hỏng máy từ nhiều tháng qua. Với số lượng khách du lịch lên tới hàng trăm ngàn người mà chỉ có 33 cứu hộ và 1 chiếc ca-nô là không đủ đáp ứng”- ông Trường cho biết.

Tăng cường biển cảnh báo, loa phóng thanh

TP Vũng Tàu hiện có hơn 10 bãi tắm của các KDL như bãi tắm KDL Biển Đông, Mũi Nghinh Phong, Vũng Tàu Intourco, Làng Du lịch Chí Linh, bãi tắm Long Cung… và rất nhiều bãi tắm tự phát của người dân, tập trung chủ yếu ở khu vực Bãi Sau.

“Khi du khách tới du lịch, không thể cấm họ tắm biển cũng không thể quy hoạch nổi bãi tắm cho du khách bởi bãi biển là tự do, ai thích tới tắm thì tắm. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng đảm bảo công tác an toàn cho khách, hướng dẫn họ khu vực an toàn và yêu cầu không tắm biển quá giờ cảnh báo”- ông Trường chia sẻ.

Bà Trương Thị Hường, Phó Chủ tịch UBND TP Vũng Tàu cho biết hiện UBND TP Vũng Tàu đã yêu cầu tất cả các KDL, bãi tắm, hợp tác xã trên toàn tuyến Bãi Sau dựng các bảng cảnh báo du khách không nên tắm biển trước 6 giờ và sau 18 giờ (từ tháng 10 đến tháng 3); trước 6 giờ và sau 19 giờ (từ tháng 4 đến tháng 9) trên các lối đi xuống bãi biển bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, TP sẽ trang bị hệ thống cảnh báo bằng loa thường xuyên dể du khách nắm được các thông tin đảm bảo an toàn khi tắm biển.

“Chúng tôi mong qua báo chí và phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền đến du khách khi tắm biển nên chú ý các biển cảnh báo đã được lắp đặt, tôn trọng và hợp tác với lực lượng cứu hộ, tắm đúng thời gian quy định để đảm bảo an toàn tính mạng cho chính du khách”- bà Hường nói.

 

Cách thoát khỏi vùng nước ao xoáy

Theo ông Trần Văn Trường, toàn bộ khu vực từ cầu Cửa Lấp đến Mũi Nghinh Phong thuộc Bãi Sau có diện tích khoảng 10 km là nơi thường xuyên xuất hiện những vùng ao xoáy. Với kinh nghiệm làm công tác cứu nạn lâu năm, ông Trường cho biết nếu cảm giác nước xoáy mạnh, cát dưới chân sụt dần, có nghĩa đang lọt vào ao xoáy, cần phải tìm cách thoát ra ngay lập tức. “Khi không thể thoát ra được, bị dòng nước cuốn đi, cách tốt nhất là đừng cố gắng bơi ngược lại dòng chảy mà cần bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, cố gắng giữ mình nổi. Khi cơ thể nổi được, có 2 trường hợp: thứ nhất, dòng chảy sẽ đưa ta đến chỗ cạn hơn vì hai bên khu vực ao xoáy thường là các cồn cát ta có thể đứng được và đi vào bờ. Trường hợp bị dòng chảy cuốn ra sâu hơn, ta cũng có thời gian để chờ người dân hoặc lực lượng cứu nạn đến cứu. Việc giữ bình tĩnh, thả lỏng để cơ thể nổi chính là cách tốt nhất để cứu bản thân khi không may lọt vào ao xoáy”- ông Trường nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo