xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấp thỏm với nguồn nước gây ung thư

Ngọc Dung - Phạm Dũng

Hàng vạn người dân TP HCM phải sử dụng nguồn nước tự khai thác mà theo các cơ quan chức năng là dễ bị nhiễm amoni, sử dụng lâu dài có thể gây ung thư

Trước thông tin TP HCM kiểm tra phát hiện 110/1.400 mẫu nước bị nhiễm chất amoni, nếu sử dụng lâu dài có thể gây ung thư, rất nhiều người dân tỏ ra hoang mang, lo lắng. Các nhà khoa học cũng cảnh báo việc nguồn nước nhiễm amoni gây ung thư là rất thật.

Dễ gây bệnh

PGS-TS Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, cho biết amoni là chất có ở nước mưa, nước ngầm, nước sông hồ và cả nước máy đã qua xử lý. Amoni là kết quả của quá trình tự nhiên bởi sự phân hủy các chất hữu cơ từ thực vật, động vật chết hoặc từ phân bón, phân gia súc. Với nước sinh hoạt, việc tìm thấy chất này là hoàn toàn bình thường. Đối với nước dùng để ăn uống, amoni cũng là chất nằm trong mức độ giám sát chất lượng và được phép hiện diện ở ngưỡng nhất định.

Dẫn chứng về tác hại của amoni, ông Trần Quang Trung cho rằng trong nước ngầm, chất này không thể chuyển hóa được do thiếu ôxy. Sau khi được khai thác, vi sinh vật trong nước nhờ ôxy từ không khí sẽ chuyển amoni thành nitrat, nitrit và tích tụ trong nước. “Khi ăn uống nước có chứa nitrit, cơ thể sẽ hấp thu vào máu và chất này sẽ gây mất ôxy của hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu. Hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển ôxy nuôi cơ thể, nếu không đủ vận động để nuôi dưỡng cơ thể thì sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, nitrit rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” - ông Trung cảnh báo.

 

Đoàn đại biểu HĐND TP HCM giám sát công tác cung cấp nước sạch cho người dân tại quận Thủ ĐứcẢnh: GIA MINH
Đoàn đại biểu HĐND TP HCM giám sát công tác cung cấp nước sạch cho người dân tại quận Thủ ĐứcẢnh: GIA MINH

 

Một số chuyên gia khoa học cho rằng amoni không gây độc hại trực tiếp cho con người nhưng sản phẩm chuyển hóa từ chất này - nitrit và nitrat - là yếu tố gây độc. Vì vậy, việc xử lý amoni trong nước sinh hoạt cần được thực hiện nghiêm ngặt dù tỉ lệ chất này trong nước ở ngưỡng cho phép. Khi amoni trong nước vượt tiêu chuẩn cho phép là dấu hiệu cảnh báo nguồn nước bị ô nhiễm. Theo quy định, tỉ lệ amoni là 200 mg/kg trọng lượng cơ thể mới gây độc. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước chứa amoni hằng ngày cũng không loại trừ việc chất này tích tụ vào cơ thể và lâu dần sẽ sinh bệnh.

Hơn 350.000 hộ chưa được dùng nước sạch

Hiện nay, người dân TP HCM sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn: nước máy qua mạng lưới cấp nước của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn; nước từ hơn 200 trạm sử dụng nước ngầm đã qua xử lý; nước giếng bơm, tự khai thác. Theo thống kê của UBND TP HCM, toàn TP còn 358.351 hộ dân chưa được sử dụng nước sạch. Tỉ lệ người dân được cung cấp nước sạch chỉ đạt 80,9%, còn lại phải sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào, nước mưa, sông, hồ… Đáng lo ngại là chỉ có nguồn nước thuộc hệ thống của Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn mới đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước ăn uống. Nước nhiễm amoni phần lớn thuộc nguồn do người dân tự khai thác.

Ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, khuyến cáo: “Nước nhiễm amoni ở hàm lượng cao có thể chuyển hóa thành chất có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tế bào - một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư”.

Khẳng định thêm về sự nguy hại của amoni, một cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM phân tích: “Nước có hàm lượng amoni cao biểu thị đã bị ô nhiễm chất hữu cơ có nguồn gốc nitơ. Amoni trong nước khi chuyển hóa thành nitrat và nitrit nếu vào cơ thể sẽ gây nên hiện tượng thiếu ôxy trong máu. Đặc biệt, khi chất này kết hợp với các axít amin trong cơ thể sẽ tạo thành chất nitrosamine gây ung thư”.

 

Khó xử lý nước nhiễm amoni

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, có nhiều phương pháp để xử lý amoni trong nước. Tuy nhiên, các phương pháp này cần nhiều công đoạn, hóa chất và kỹ thuật phức tạp, chi phí xử lý cao.

Amoni không thể xử lý bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, khử bằng hóa chất thông thường. Nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh, trước mắt, người dân không nên sử dụng nguồn nước có chỉ tiêu amoni không đạt để chế biến thực phẩm, ăn uống...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo