xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thông lệnh thực tiễn: Tìm người tài đức

ThS Thạch Kim Hiếu (Học viện Cán bộ TP HCM)

Cần mạnh dạn áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển cán bộ công khai, dân chủ để người trẻ, người tài có cơ hội thành người lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị

Quyết tâm giúp đỡ loài người ngày càng tiến bộ và thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, luôn giữ vững tinh thần chí công vô tư - đó là đạo đức cách mạng” - HỒ CHÍ MINH

Ngay sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945, để giải quyết những thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" đang đặt ra đối với đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ kêu gọi đồng bào cả nước chung tay ủng hộ vật chất, tiền bạc cho những phong trào: "Hũ gạo cứu đói", "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập" và "Bình dân học vụ".

Chân thành và cầu thị

Ngoài ra, Bác Hồ còn có 2 bài viết đăng trên Báo Cứu quốc là "Nhân tài và kiến quốc" (1945) và Thông lệnh "Tìm người tài đức" (1946). Cả 2 bài viết đều có chung một câu: "Kiến thiết cần phải có nhân tài".

Qua đó, Người tha thiết kêu gọi: "Đồng bào ta ai có tài năng và sáng kiến… lại sẵn lòng hăng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng, có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay".

Đặc biệt, trong Thông lệnh "Tìm người tài đức", vốn được xem như "chiếu cầu hiền", Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ lý do mà các bậc tài đức không thể xuất thân là vì "Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp" và Người xin thừa nhận khuyết điểm đó với tư cách đứng đầu Chính phủ. Để sửa chữa điều này, Bác yêu cầu "các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ: tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ".

Tuy chỉ thể hiện qua những dòng ngắn ngủi nhưng thông lệnh này đã chỉ ra tính cấp bách của việc tìm người tài đức lúc này, đồng thời cho thấy mong mỏi và quyết tâm của người đứng đầu nhà nước trong việc mời gọi nhân tài chung tay xây dựng đất nước. Đáp lại lời kêu gọi, hàng loạt nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước, không phân biệt giai cấp, Đảng phái, tôn giáo đã bỏ qua định kiến cá nhân, lập trường giai cấp cũng như những lợi ích vật chất để đứng ra gánh vác trọng trách cùng Chính phủ.

Tiêu biểu có thể kể đến những cựu quan lại triều Nguyễn, những nhà nho yêu nước như Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Vi Văn Định…; hay những trí thức trẻ tuổi thuộc các đảng phái khác như Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Trần Đăng Khoa…; những Việt kiều yêu nước như Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước, Võ Quý Huân…

Hơn thế nữa, để thể hiện sự chân thành và cầu thị đối với những người tài đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đích thân mời một số cá nhân tham gia vào chính quyền với những trọng trách đặc biệt như cụ Bùi Bằng Đoàn (Cố vấn Chính phủ), cụ Huỳnh Thúc Kháng (Bộ trưởng Bộ Nội vụ), bác sĩ Trần Duy Hưng (Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội).

Thực tế cho thấy bằng đường lối phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó có việc kêu gọi sự đóng góp của đội ngũ nhân tài, mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi hoàn toàn.

Thông lệnh thực tiễn: Tìm người tài đức - Ảnh 2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, năm 1964Ảnh: tư liệu

Yêu cầu tất yếu

Trong bối cảnh công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, với yêu cầu phát triển ngày càng sâu, rộng của đất nước gắn với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một đòi hỏi quan trọng đặt ra là phải huy động được nguồn lực về trí tuệ của con người Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đó là yêu cầu tất yếu, là mệnh lệnh từ thực tiễn.

Đội ngũ nhân tài cần được tập hợp sẽ không chỉ tham gia đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, nền khoa học của nước nhà mà còn tham gia trực tiếp vào sự phát triển của hệ thống chính trị với vai trò là những cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp.

Ngay sau khi Chính phủ mới nhận nhiệm vụ, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ là "chúng ta tìm người tài, chứ không tìm người nhà". Sau đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ cũng đã xác định "trọng dụng nhân tài", vừa là quan điểm chỉ đạo vừa là một trong những đột phá trong công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.

Trong thực tế đã có một số bộ, ngành và địa phương thực hiện thí điểm một số cách làm mới liên quan việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý nhằm lựa chọn được người có năng lực thật sự tham gia vào bộ máy chính quyền.

Từ năm 2017, trên cơ sở thực hiện Công văn số 3135-CV/VPTW ngày 16-1-2017 của Văn phòng Trung ương thông báo kết luận của Ban Bí thư Trung ương về chủ trương thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, Bộ Nội vụ đã triển khai Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng" tại 14 bộ, ban, ngành, đoàn thể và 22 địa phương. Đề án xác định nhiều nội dung thí điểm quan trọng, trong đó có chủ trương nhân sự không nằm trong quy hoạch, không phải đảng viên cũng được thi tuyển lãnh đạo khi cơ quan có thẩm quyền đề cử.

Sau gần 3 năm thực hiện, đã có 12/14 cơ quan trung ương tổ chức thi tuyển 29 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ và cấp phòng, có 42 ứng viên trúng tuyển; 17/22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thi tuyển 86 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở và cấp phòng, có 368 ứng viên trúng tuyển.

Mạnh dạn thi tuyển

Trước đòi hỏi của thực tiễn và chủ trương thí điểm đã được từng bước áp dụng, để xây dựng được đội ngũ cán bộ thật sự là những người tài đức, thể hiện tinh thần "trọng dụng nhân tài" thì trong công tác cán bộ hiện nay cần có những chủ trương đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa.

Cụ thể, cần mở rộng hơn đối tượng được thi tuyển, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đến cả những người công tác ngoài hệ thống chính trị, người không phải đảng viên, người Việt Nam ở nước ngoài. Đồng thời, đổi mới căn bản công tác đánh giá cán bộ, gắn với hiệu quả thực tế có định lượng cụ thể để thực sự lựa chọn được đội ngũ cán bộ thực tài.

Đặc biệt, cần mạnh dạn áp dụng rộng rãi hình thức thi tuyển cán bộ công khai, dân chủ để người trẻ, người tài có cơ hội trở thành người lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị. Thực hiện được những điều như trên là giải pháp hiệu quả nhất nhằm không chỉ xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ uy tín, năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ mà còn góp phần một cách hiệu quả vào việc ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ.

Theo đánh giá của Bộ Nội vụ, qua thí điểm thi tuyển đã chọn được những người có năng lực đóng góp tích cực vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nói riêng và đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước nói chung.

Đảng viên Nguyễn Văn Sáng - Chi bộ thôn Phú Mỹ, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận:

Phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu

Thời gian qua, một số cán bộ thoái hóa, biến chất... đã bị Đảng phát hiện, xử lý. Điều này thể hiện tính nghiêm minh, kỷ luật của Đảng, không dung túng cán bộ hư hỏng.

Cá nhân tôi cho rằng đã đứng vào hàng ngũ của Đảng thì những người đảng viên, không chỉ ở nơi tuyến đầu hay mặt trận mà ngay cả ở các địa bàn cơ sở cũng đều phải thật sự tiên phong, gương mẫu. Các phong trào ở địa bàn dân cư có thiết thực, đời sống người dân có phát triển, an ninh trật tự có ổn định hay không, điều này đòi hỏi vai trò của chi bộ cơ sở và từng đảng viên phải thực sự được chú trọng.

Việc nêu cao tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong từng chi bộ sẽ tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, từ đó huy động sự vào cuộc tích cực của người dân tham gia các chương trình, phong trào, hoạt động của địa phương.

Hợp Phố ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo