xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu phí thoát nước: Hợp lý nhưng cần tính toán lộ trình

Lê Phong - Thu Hồng - Phan Anh

TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu (ĐHQG TP HCM), cho biết chủ trương "người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm" đã được các nước trên thế giới áp dụng. Thậm chí có nước áp mức phí dịch vụ nước thải cao gấp 2 lần phí sử dụng nước sạch.

"Tuy nhiên, cần tính toán lộ trình, mức giá phù hợp hoặc có chính sách trợ giá cho hộ nghèo, khó khăn… và công khai, minh bạch nguồn thu này. Đồng thời có cơ chế giám sát việc quản lý và sử dụng sao cho đúng mục đích để nguồn thu này góp phần hiệu quả vào hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống cống, các trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, bùn thải của TP HCM" - TS Hồ Long Phi nói.

Nói về đề xuất này, KTS Trần Vĩnh Nam (chuyên gia đô thị) phân tích có 2 vấn đề cần xem xét trước khi tiến hành việc thu phí thoát nước. Thứ nhất, ngân sách đóng góp của TP HCM rất cao trong khi việc được phép giữ lại để đầu tư hạ tầng rất thấp. Thứ hai, nếu TP đầu tư nhà máy xử lý nước thải để không đổ trực tiếp ra kênh, rạch, cải thiện chất lượng hệ thống sông rạch thì việc thu phí sẽ được người dân đồng tình. "Nói một cách dễ hiểu nhất, cần đầu tư hệ thống thoát nước mưa để TP HCM không còn cảnh ngập rồi mới tính chuyện thu phí thoát nước sinh hoạt" - KTS Trần Vĩnh Nam nói.

KTS Trần Vĩnh Nam dẫn chứng tại Nhật Bản cũng áp dụng thu phí thoát nước tính trên tỉ lệ nước sử dụng. Tuy nhiên, nước đưa vào hệ thống cống riêng và đổ ra môi trường trong lành đến mức cá Koi có thể bơi tung tăng. Chưa kể, nơi nào còn ngập do mưa thì không thu tiền thoát nước.

Trong khi đó, TS Đinh Thế Hiển (chuyên gia kinh tế) cho rằng các hoạt động cơ bản về hạ tầng đô thị như giao thông, y tế, giáo dục, cấp điện, cấp nước, thoát nước…, về cơ bản ngân sách TP đã có những khoản chi để đầu tư hợp lý. Đó là nguồn thu từ thuế, hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang sinh sống và làm việc tại TP HCM. Với 18% ngân sách TP được giữ lại thì rõ ràng việc tái đầu tư cho hệ thống hạ tầng đô thị của TP còn thiếu thốn, hạn chế kéo theo các dịch vụ hạ tầng đô thị mà người dân được thụ hưởng chưa tương xứng với khoản tài chính mà họ đóng góp cho ngân sách.

"Nếu tiếp tục thu giá dịch vụ thoát nước trong giai đoạn này, theo tôi, là chưa thuyết phục, việc thu sẽ tạo thêm gánh nặng cho người dân nhất là những người nghèo, chưa kể việc quản lý số tiền thu được phải bảo đảm tính minh bạch. Nếu TP HCM cần huy động vốn để thực hiện chương trình chống ngập thì cần lên kế hoạch cụ thể, ví dụ lập dự án chống ngập A, công khai thông tin, tổng kinh phí, đơn vị thực hiện, qua đó có thể phát hành trái phiếu đô thị để huy động vốn của người dân thực hiện. Khi nào kinh tế phát triển ổn định, TP có thể mua lại trái phiếu, trả vốn cho người dân. Đây là cách huy động vốn mà nhiều nước phát triển áp dụng, vừa bảo đảm tính minh bạch, công bằng vừa không tạo gánh nặng cho người dân" - TS Đinh Thế Hiển nói.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo