xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm “thuốc” cho ngành cá tra

HOÀNG TRINH - PHẠM CÔNG

Dù xuất khẩu cá tra đang có chiều hướng khả quan nhưng người nuôi cá tra vẫn chưa yên tâm

Hiện nay, cả người nuôi, nhà chế biến, xuất khẩu cá tra đang gặp nhiều khó khăn khi giá cá tra thương phẩm liên tục giảm dưới giá thành. Giá cá loại 1 (650 g/con) hiện chỉ còn 21.000 đồng/kg; cá loại 2 (0,9-1 kg/con trở lên) giá 19.000-20.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thành nuôi từ 24.000-25.000 đồng/kg. Tính ra, người nuôi vẫn đang lỗ nặng.

img
Ngành chế biến cá tra xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp khó khăn nếu vẫn điều hành theo cách cũ. Ảnh: NGỌC TRINH

Tiếp tục gặp khó

Nguyên nhân “tụt dốc không phanh” của nghề nuôi cá tra là do liên kết trong các khâu quá lỏng lẻo, trong khi việc quản lý không chặt chẽ. Ai có tiền cứ việc nuôi dẫn đến diện tích nuôi cá tra biến động không ngừng. Nhiều doanh nghiệp (DN) bán phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh nhưng cũng không cơ quan nào cấm được.

Dự kiến, năm 2013 có 8.000 ha diện tích thả nuôi, cá tra vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TP Cần Thơ và các tỉnh miền Tây nhưng tình trạng khó khăn sẽ còn kéo dài. Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, cho biết: “Năm 2013, nếu không có chính sách mới cho nông dân và DN thì ngành cá tra cũng lao đao như năm 2012. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải siết chặt khâu quản lý, giá cả xuất khẩu và sản lượng nuôi. Cần sớm đưa ra giá sàn cụ thể, ai sai phạm thì phải bị xử phạt nghiêm”.

Ông Thái An Lai, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Đồng Tháp, cho rằng: “Người nuôi cá tra ở Đồng Tháp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, tỉ lệ hộ treo ao khá cao từ 30%-40%  (khoảng 1.600 ha trong năm 2012). Năm 2013, Đồng Tháp cố gắng giữ nguyên diện tích nuôi cá tra bằng năm qua”. Cũng theo ông Lai, trong năm nay sẽ hy vọng thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam tại ĐBSCL để giúp gắn kết quy trình sản xuất từ chuỗi con giống đến xuất khẩu. Đồng thời, giúp khôi phục ngành cá tra sau nhiều năm bị thua lỗ.

Gỡ khó cho người nuôi

Ông Ngô Văn Mậu, ở xã Ô Long Vỹ, huyện Châu Phú - An Giang, cho biết: “Tôi đang thả nuôi 5.000 m2 cá tra. Cá đạt trọng lượng từ 600-650 g/con. Dự định vài ngày nữa, tôi sẽ kêu lái đến cân”. Ao cá của ông Mậu ước định khoảng 150 tấn. Hiện ông đang kỳ vọng giá cá sẽ tăng lên trước tình hình nguồn cá nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến đang thiếu. Ông Mậu tính toán rằng giá thành đầu tư nuôi cá tra hiện nay bình quân từ 23.000-24.000 đồng/kg, nếu giá cá không tăng thì ông sẽ lỗ khoảng 2.500-3.500 đồng/kg, chưa kể lãi suất ngân hàng nếu DN mua cá trả tiền chậm.

Mặc dù muốn bỏ nghề nuôi cá từ lâu nhưng ông N.H (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) đành phải bám nghề và cố gắng xoay xở để trả vốn vay ngân hàng. Ông N.H nói: “Trong bối cảnh giá cả cá tra bấp bênh như hiện nay, nhiều nông dân nuôi cá chỉ mong muốn sao cho giá ổn định, dù lời ít cũng vui, còn hơn lợi nhuận cao mà rủi ro nhiều”.
 
Còn ông Lê Văn Tám, một hộ nuôi cá tra ở xã Định An, huyện Lấp Vò - Đồng Tháp), có 6.500 m2 ao nuôi cá tra thì bộc bạch: “Khi Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp, chúng tôi rất mừng. Nhưng thực tế thì tôi không vay được vì trước đó tôi đã đem hết tài sản thế chấp để vay ngân hàng với lãi suất 13%/năm nhưng cũng chỉ vay được vài trăm triệu đồng, không thấm vào đâu. Mong rằng năm 2013, người nuôi cá tra sẽ sớm thoát khỏi cảnh nợ nần chồng chất”.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Nuôi cá tra ở Thới An (Cần Thơ), nói để ngành cá tra sang năm nay khởi sắc, Chính phủ và các bộ, ngành cần đầu tư hoặc tạo điều kiện cho nông dân và DN vay vốn ưu đãi.

Cà Mau: Tôm chết trên diện rộng

Vụ tôm đầu tiên của năm 2013 chưa đi được nửa chặng đường thì tại Cà Mau, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nặng, lên đến 116 ha. Theo ông Trương Minh Út, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, tình hình tôm nuôi bị bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp ở các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh Cà Mau. Trong đó, huyện Đầm Dơi là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất.

Các cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân tôm chết chủ yếu do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy. Các ngành chức năng cũng đã hỗ trợ người dân hơn 45 tấn Chlorine để xử lý nước ở những khu vực dịch bệnh bùng phát.

D. Nhân

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo