xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tỉnh đòi nợ, doanh nghiệp “chết đứng”

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Bất ngờ vì UBND tỉnh Đắk Lắk đòi tiền tạm ứng đền bù giải phóng mặt bằng, Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột đang đứng trước nguy cơ bị cưỡng chế

Công ty CP Đầu tư xây dựng và Kinh doanh chợ Buôn Ma Thuột (Công ty CP ĐTXD-KD chợ Buôn Ma Thuột) vừa gửi đơn lên Thanh tra Chính phủ khiếu nại việc UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu công ty ứng trước tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án chợ Buôn Ma Thuột với số tiền hơn 111,2 tỉ đồng.

Khoản nợ bất ngờ

Tháng 4-2008, Công ty CP ĐTXD-KD chợ Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê hơn 13 ha đất tại phường Thống Nhất - trung tâm TP Buôn Ma Thuột - trong 50 năm để xây dựng chợ Buôn Ma Thuột. Trong đó, một phần diện tích thuộc khu vực chợ Buôn Ma Thuột cũ, phần còn lại là đất ở của người dân.

Đưa vào kinh doanh 3 năm nhưng tầng 3 và 4 khu C chợ Buôn Ma Thuột vẫn còn bỏ trống
Đưa vào kinh doanh 3 năm nhưng tầng 3 và 4 khu C chợ Buôn Ma Thuột vẫn còn bỏ trống

Chợ Buôn Ma Thuột được xây dựng 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (khu C) có tổng mức đầu tư khoảng 170 tỉ đồng, khởi công từ năm 2008, đến năm 2011 đã xây 4 tầng với hơn 600 gian hàng hiện đang kinh doanh ổn định. Giai đoạn 2 (khu B) được đầu tư hơn 200 tỉ đồng, có quy mô tương tự và chuẩn bị đưa vào kinh doanh.

Tại thời điểm khu B sắp hoàn thành, vào cuối năm 2013, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thanh tra toàn diện công trình chợ Buôn Ma Thuột. Quá trình thanh tra cho thấy doanh nghiệp không có sai phạm gì lớn và không thanh tra nội dung về số tiền hơn 111,2 tỉ đồng nói trên. Tuy nhiên, đến ngày 11-11-2013, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra kết luận thanh tra số 8143/KL-UBND, trong đó yêu cầu công ty có trách nhiệm nộp hơn 97 tỉ đồng mà ngân sách TP Buôn Ma Thuột đã chi trả cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi trả hơn 14 tỉ đồng cho các hộ dân chưa nhận tiền bồi thường. Đến ngày 8-4-2014, UBND tỉnh Đắk Lắk lại ra văn bản đề nghị cơ quan chức năng đôn đốc công ty nộp số tiền trên, nếu không thì yêu cầu UBND TP Buôn Ma Thuột cưỡng chế.

Chỉ thuê đất “sạch”

Quyết định số 1050/QĐ-UBND ngày 20-5-2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk cho thấy việc thu hồi số tiền trên là căn cứ vào kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước khu vực 12 tại báo cáo kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2012 của tỉnh Đắk Lắk và xét tính chất, mức độ sai phạm trong việc quyết định phê duyệt cũng như chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng của UBND TP Buôn Ma Thuột.

Lý giải về vấn đề trên, ông Trần Văn Tam, Giám đốc Công ty CP ĐTXD-KD chợ Buôn Ma Thuột, cho biết: Năm 2008, công ty đã ký hợp đồng thuê đất “sạch” với UBND TP Buôn Ma Thuột. Nghĩa là cơ quan chức năng có nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sau đó bàn giao đất cho công ty, còn công ty có nhiệm vụ trả tiền thuê đất hằng năm theo giá quy định của nhà nước. Điều này được thể hiện trong các văn bản kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh, đơn xin thuê đất của công ty, hợp đồng thuê đất được ký kết.

Nói về tình cảnh của mình, ông Tam cho rằng công ty đã xây dựng quy mô chợ như yêu cầu của UBND tỉnh để có một khu chợ khang trang, hiện đại nhất tỉnh Đắk Lắk. Đến thời điểm này, công ty còn nợ ngân hàng 120 tỉ đồng. Chỉ tính riêng khu C, sau 3 năm đưa vào hoạt động đã lỗ hơn 3,5 tỉ đồng. Nguyên nhân là công ty ưu tiên dùng tầng 1 và tầng 2 làm chợ; còn tầng 3 và 4 cho thuê làm trung tâm mua sắm, thương mại. Do vị trí không đẹp nên các tầng trên vẫn đang bỏ trống. “Nếu UBND tỉnh Đắk Lắk vẫn yêu cầu phải nộp số tiền trên một lần thì chắc chắn chúng tôi sẽ phá sản vì không có tiền và cũng không có bài toán kinh tế nào khả thi trong thời điểm hiện nay” - ông Tam nói.

Tiểu thương ​phản ứng

Thời gian qua, hàng trăm tiểu thương chuẩn bị kinh doanh tại khu chợ B đã nhiều lần kéo tới trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk để phản đối cơ quan chức năng và nhà đầu tư. Một số tiểu thương cho rằng giá thuê ki-ốt quá cao; số khác thì đã đóng tiền, chuẩn bị hàng hóa từ lâu nhưng vẫn chưa được vào chợ kinh doanh. Theo ông Trần Văn Tam, các tiểu thương cho rằng đóng tiền cao là không đúng vì giá thuê ki-ốt tại chợ Buôn Ma Thuột thấp hơn rất nhiều so với giá quy định tối đa của Bộ Tài chính. “Riêng nhóm tiểu thương đã nộp tiền thì họ phản ứng là có cơ sở nên chúng tôi buộc phải ký cam kết trả lãi cho họ trong thời gian chưa được vào chợ” - ông Tam cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo