xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh chấp lối đi trong vườn người khác

Bài và ảnh: Hoàng Xuân

Ông Lê Du Lam (ngụ ấp Suối Cát 1, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) phản ánh về việc gia đình ông bị người khác xâm phạm đất đai, hủy hoại tài sản.

Theo nội dung phản ánh, ông Lam cùng với bố mẹ sinh sống trên mảnh vườn rộng gần 1.000 m2 bên sườn núi Chứa Chan (thuộc ấp Suối Cát 1) từ nhiều năm nay. Từ khi khu đất được hình thành đã có sẵn một lối mòn để người dân khu vực gần đấy lên núi hoặc đến một ngôi miếu nhỏ. Trong đó, có gia đình ông T. (là chồng của bà phó chủ tịch UBND xã Suối Cát) thường xuyên đi lại sinh hoạt, chăm sóc ngôi miếu. Lối đi này xuyên qua trung tâm khu vườn và nằm ngay sát vách nhà, trong không gian sinh hoạt của gia đình ông Lam. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Lam không có con đường này.

Lối mòn xuyên qua khu vườn đang bị tranh chấp
Lối mòn xuyên qua khu vườn đang bị tranh chấp

Thời gian qua, giữa gia đình ông Lam và ông T. xảy ra xích mích. Ông Lam dùng lưới B40 rào lại khu vườn. Ông T. cùng một số người đã cắt hàng rào và đổ đá tảng để kiên cố hóa đường mòn nói trên. Cho rằng bị xâm hại quyền lợi được pháp luật bảo vệ, ông Lam viết đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng.

UBND xã Suối Cát đã mời hai bên đến hòa giải. “Chúng tôi đề nghị hai bên thương lượng, đồng thời đề nghị ông Lam phải để lại lối mòn, nếu không thì sẽ phải kiến nghị cấp trên điều chỉnh sổ đỏ để lấy lại lối mòn đó” - ông Lê Phúc, Chủ tịch UBND xã Suối Cát, nói. Còn ông T. cũng khẳng định: “Bằng mọi giá, chúng tôi phải lấy lại lối mòn, bảo vệ quyền lợi, sự đi lại thuận tiện cho bà con”.

Luật sư Đinh Quốc Dũng, Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai, cho rằng với vụ việc trên, do bản vẽ, sơ đồ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể hiện lối mòn (hoặc con đường) để chứng tỏ có tồn tại một tài sản chung, một tài sản công cộng nên đương nhiên toàn bộ khu đất thuộc quyền sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ sử dụng đất. “Với những người muốn giành lối mòn, họ phải chứng minh được quá trình hình thành và sử dụng nó; mức độ, tầm quan trọng và quyền lợi chung của những người sử dụng lối mòn này để cho thấy một tài sản công hiện hữu... Còn hành vi manh động, phá hàng rào, xâm phạm đất vườn nhà người khác là đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật” - luật sư Đinh Quốc Dũng đánh giá.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo