xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trầy trật thi hành án dân sự

THẾ KHA

Hiện vẫn còn 20.000 án dân sự chưa thi hành được mà một trong những nguyên nhân là do tòa án còn đứng ngoài hoạt động thi hành án

Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (THADS) đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến. Một trong những nội dung quan trọng của dự luật là quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của TAND, VKSND và UBND các cấp trong hoạt động THADS, tránh xảy ra tình trạng không thi hành được, buộc đương sự phải nhờ tới xã hội đen đòi nợ thuê, “thi hành án giúp” như thời gian qua.

Cắt khúc xét xử - thi hành án

Theo dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS của Bộ Tư pháp, hoạt động THADS hiện bộc lộ nhiều vướng mắc: Chưa được xác định là hoạt động tư pháp, là công đoạn cuối cùng của tố tụng nên chưa tạo ra sự gắn kết giữa xét xử và THADS. Bên cạnh đó, TAND chưa chịu trách nhiệm đến cùng trong việc thi hành các bản án, quyết định của mình.

Trên thực tế, do sự cắt khúc giữa 2 giai đoạn xét xử và THADS nên sau khi ban hành bản án, gần như TAND không theo dõi kết quả thi hành bản án. Thêm vào đó, quyết định ban hành bản án chậm hoặc có nội dung chưa rõ ràng dẫn đến cơ quan THADS lúng túng trong thực thi.

 

Các bị cáo trong vụ án Vinashin. Khi xét xử vụ này, TAND không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự, dẫn đến việc thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn, phức tạp Ảnh: TTXVN
Các bị cáo trong vụ án Vinashin. Khi xét xử vụ này, TAND không áp dụng các biện pháp bảo đảm tài sản của các đương sự, dẫn đến việc thi hành án dân sự gặp nhiều khó khăn, phức tạp Ảnh: TTXVN

 

Các quy định hiện hành cũng còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, hạn chế và chưa có quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người được thi hành án, dẫn tới việc chấp hành pháp luật của người phải thi hành án chưa nghiêm, cố tình chây ì, kéo dài và không tự nguyện thi hành án.

Vì những lý do trên, Bộ Tư pháp cho biết đến nay vẫn còn gần 200.000 vụ án chưa giải quyết. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2014, số vụ mà cơ quan THADS đã ra quyết định nhưng chưa được tổ chức xác minh điều kiện thi hành án là gần 12.000 với số tiền phải thi hành lên tới trên 3.000 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, cho rằng công tác xác minh, kê biên tài sản để THADS những năm qua chưa được quan tâm đúng mức. “Điều này khiến nhiều bản án thi hành phần hình sự dễ dàng nhưng phần dân sự lại rất trầy trật, khó khăn. Điển hình nhất là vụ việc tại Vinashin, khi tài sản để thi hành án, thu hồi về cho ngân sách nhà nước không được bảo đảm” - ông Thủy dẫn chứng.

TAND không thể đứng ngoài

Để giải quyết những bất cập trong công tác THADS, theo Bộ Tư pháp, không thể tách rời vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, nhất là TAND, trong hoạt động THADS.

Do vậy, dự thảo đặt ra trách nhiệm của TAND là ra quyết định THADS. Riêng các quyết định của cơ quan THADS chỉ được xác định là quyết định về nghiệp vụ trong tổ chức thi hành án. Khi chuyển giao quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành, TAND phải kèm theo bản án, quyết định cho cơ quan THADS.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu, giấy tờ liên quan thì khi chuyển giao, TAND phải gửi kèm bản sao biên bản về việc này. Ngược lại, cơ quan THADS khi tiếp nhận phải kiểm tra, vào sổ nhận quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành. Trường hợp phát hiện quyết định đưa bản án ra thi hành không đúng, tuyên không rõ hoặc không đủ tài liệu để thi hành án thì cơ quan THADS có quyền gửi trả lại TAND.

Theo ông Nguyễn Thanh Thủy, các đề xuất nêu trên đang nhận được nhiều phản hồi tích cực. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, nhấn mạnh: Nếu không sớm có quy định buộc chặt trách nhiệm của TAND, VKSND và UBND các cấp vào việc THADS thì việc thu hồi tiền bạc, tài sản cho người dân bị thiệt hại hoặc cơ quan nhà nước sẽ còn gặp nhiều rắc rối. 

Xử nghiêm cán bộ thi hành án tiêu cực

Theo Chỉ thị 01/CT-BTP về việc tăng cường phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong THADS vừa được Bộ Tư pháp ban hành, Tổng cục THADS phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, thủ tục rườm rà, kẽ hở dễ gây ra tiêu cực, tham nhũng.

Chỉ thị nghiêm cấm cán bộ thi hành án tiếp đương sự tại nhà riêng, phòng làm việc, những nơi khác không đúng quy định. Bên cạnh đó, các cơ quan thi hành án phải tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp đang tồn đọng; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến tất cả các khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức thi hành án.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo