xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tù mù người đại diện hợp pháp

Trường Hoàng

Bộ Luật Tố tụng hình sự hiện hành không quy định cụ thể ai và thế nào là người đại diện hợp pháp của người bị hại chưa thành niên

“Tôi rất lo lắng nếu cơ quan tố tụng đưa mẹ tôi làm người đại diện hợp pháp (NĐDHP) của em gái. Tôi sợ mẹ tôi có những lời khai ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của em tôi” - chị T.N.M.U (ngụ TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vừa tìm đến Báo Người Lao Động nhờ can thiệp sau khi bị tòa phúc thẩm hủy án. Em gái chị U. là nạn nhân trong vụ giao cấu với trẻ em.

Sợ quyền lợi bị xâm hại

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Lâm Đồng, năm 2008, ông Nguyễn Văn Đức từ Pháp về Việt Nam lập Công ty Song Nguyễn tại TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình hoạt động, ông Đức tuyển một số công nhân vào làm việc, trong đó có bà Vũ Ngọc Lan. Do bà Lan làm việc và ở lại trang trại của ông Đức nên vào những ngày cuối tuần, cháu T.V.K.H (sinh ngày 17-5-1998) thường vào chơi với mẹ.

Đầu tháng 9-2013, ông Đức có hành vi quan hệ tình dục với cháu H. dẫn đến có thai. Theo kết luận của Phân viện Khoa học hình sự - Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an, ông Đức là cha đẻ bào thai của H. Ông Đức bị VKSND tỉnh Lâm Đồng truy tố về tội “Giao cấu với trẻ em” nhưng ông không thừa nhận. TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử sơ thẩm, mời chị U. tham dự với tư cách là NĐDHP của người bị hại, đồng thời tuyên phạt ông Đức 5 năm tù. Bị cáo kháng cáo. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trong đó có lý do NĐDHP không đúng.

“Để mẹ tôi là NĐDHP cho em tôi, bà sẽ có những lời khai có lợi cho ông Đức. Nếu cho rằng quyền lợi bị xâm hại, người bị hại có quyền yêu cầu thay đổi NĐDHP hay không?” - chị U. lo lắng.

 

img

 

Thiếu hướng dẫn

Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM), các quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên là người bị hại cũng là quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại điều 51 Bộ Luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Tuy nhiên, do trẻ em là đối tượng được bảo vệ đặc biệt nên ngoài việc người chưa thành niên tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại thì NĐDHP của họ cũng được tham gia tố tụng như người bị hại chưa thành niên. Do đó, việc lấy lời khai của người chưa thành niên, đặc biệt là trường hợp họ có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi thì buộc phải có mặt của NĐDHP của họ.

Cũng theo luật sư Thi, NĐDHP của người bị hại có quyền: có mặt khi lấy lời khai người bị hại là người chưa thành niên; có các quyền theo quy định tại điều 51 BLTTHS; được nhận quyết định khởi tố vụ án, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng, quyết định truy tố, bản án…; đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường; kháng cáo bản án...

“Nếu NĐDHP xin giảm án, không yêu cầu bị cáo bồi thường thì đó là quyền của họ, không thể là căn cứ để nói ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị hại. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ lấy lời khai của đương sự làm căn cứ để xem xét, kết luận hành vi, mức độ phạm tội của bị can, bị cáo. Nếu những người tiến hành tố tụng nhận thấy NĐDHP ép buộc người bị hại khai theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo, gây bất lợi cho người bị hại thì họ sẽ có cách xử lý. Chẳng hạn, yêu cầu gia đình người bị hại cử người khác làm đại diện hợp pháp để bảo đảm quyền lợi của người bị hại” - luật sư Quỳnh Thi khẳng định.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM) cho rằng BLTTHS hiện hành không quy định cụ thể thế nào là NĐDHP của người bị hại và ai sẽ là NĐDHP của người bị hại chưa thành niên. Do đó, trong vụ việc nêu trên, do người mẹ đã không vì lợi ích hợp pháp của người bị hại nên TAND tỉnh Lâm Đồng đưa chị gái của người bị hại làm NĐDHP là không vi phạm pháp luật và phù hợp với nguyên tắc đại diện là vì lợi ích hợp pháp của người được đại diện.

“BLTTHS sửa đổi lần này cần có các quy định hướng dẫn xác định rõ NĐDHP của người bị hại là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, cần có quy định cho phép tòa án thay đổi NĐDHP của người bị hại khi người này thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình không vì lợi ích hợp pháp của người bị hại” - luật sư Hậu đề nghị.

 

Vẫn tuyên mức án nghiêm khắc

Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi kể đã từng được chỉ định bào chữa cho một bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ em mà nạn nhân là con ruột của bị cáo. Tại phiên tòa, người mẹ cũng là NĐDHP của nạn nhân ra sức bảo vệ chồng trong khi con gái 8 tuổi khai rành rọt từng chi tiết hành vi của bị cáo. Dù NĐDHP cho nạn nhân không yêu cầu bồi thường và xin giảm nhẹ hình phạt nhưng xét thấy hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của bị cáo, HĐXX vẫn tuyên mức án nghiêm khắc.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo