xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ vụ bé trai rơi lầu tử vong: Xin đừng bất cẩn, lơ là!

VĂN DUẨN

Cái chết của bé trai 5 tuổi do ngã từ nhà cao tầng trên đường Ngô Gia Tự (TPHCM) ngày 12-12 thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động khi trung bình mỗi năm ở nước ta có hơn 7.000 trẻ chết do tai nạn, thương tích

Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH), trong những năm gần đây, tần suất tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em có xu hướng tăng lên.

Mỗi ngày có 20 trẻ tử vong

Năm 2010 có 7.460 trẻ em và trẻ vị thành niên chết do tai nạn. Từ năm 2006 đến nay, năm nào cũng có khoảng 3.500 trẻ em bị chết đuối, 2.000 trẻ chết do tai nạn giao thông, còn lại là chết do bị ngã, ngộ độc, phỏng, ngạt...

Theo nhận định của cơ quan chức năng, tỉ suất tai nạn, thương tích ở Việt Nam cao hơn so với các nước trên thế giới. Nguyên nhân được xác định là do trẻ thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn, sự thiếu ý thức của người lớn và nguyên nhân từ môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn cho trẻ.

img
Hiện trường vụ tai nạn cháu bé rơi từ lầu 5 chung cư Ngô Gia Tự tử vong vào ngày 12-12. Ảnh: XUÂN DANH

Ông Nguyễn Trọng An, Phó Cục trưởng Cục Chăm sóc - Bảo vệ trẻ em, cho rằng vấn đề trẻ em ngã từ trên tầng cao xuống đã được cơ quan chức năng cảnh báo cho người dân rất nhiều lần. Nhiều vụ tai nạn chết người thương tâm ở trẻ nhỏ tương tự đã xảy ra tại Hà Nội và TPHCM nhưng dường như các bậc phụ huynh vẫn còn rất bất cẩn và lơ là.

Theo khuyến cáo của ông Nguyễn Trọng An, các bậc cha mẹ không được rời mắt khỏi trẻ dưới 6 tuổi. Đi đâu, làm gì phải có người khác trông; tuyệt đối không được để trẻ ở nhà hay tự chơi một mình.

Tạo môi trường, kỹ năng an toàn

Số liệu thống kê cho thấy có đến 60% số vụ tai nạn, thương tích ở trẻ nhỏ xảy ra trong gia đình và xung quanh nhà. Riêng trẻ ngã bị thương tích chiếm tỉ lệ cao nhất trong tai nạn ở trẻ, cao hơn cả tỉ lệ trẻ bị tai nạn giao thông. Đối với trẻ bị ngã từ nhà cao tầng xuống đất, số vụ xảy ra không nhiều, chủ yếu ở các TP lớn, tuy nhiên, những vụ việc này thường rất thương tâm, nặng nề.

Trong phòng ngừa tai nạn, thương tích ở trẻ nhỏ, quan trọng nhất vẫn là vai trò của gia đình. Các bậc làm cha mẹ phải nâng cao nhận thức, ý thức, luôn để mắt và quan tâm đến trẻ, không để trẻ tự ý đi ra cầu thang, lan can, bờ ao. Ngoài ra, cần tạo một môi trường an toàn, ngôi nhà an toàn cho trẻ từ các việc nhỏ nhất như phích nước nóng, dao, thuốc uống, cầu thang, lan can, cửa sổ, khung chấn song... Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa từ các cơ quan chức năng để đưa ra các khuyến cáo, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người để xây dựng một môi trường an toàn cho trẻ.

Theo ông An, cần trang bị, hỗ trợ cho trẻ những kỹ năng an toàn từ lúc nhỏ, đó là phải dạy trẻ biết bơi, biết đi xe đạp an toàn, tham gia giao thông an toàn. Cuối cùng là phải có các văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về vấn đề này. Trong các văn bản đó phải có những chế tài nghiêm minh để xử lý các hành vi vi phạm, gây nguy hiểm cho cộng đồng. “Chỉ có như vậy, mới giảm đến mức thấp nhất các vụ tai nạn, thương tích, dẫn đến những cái chết thương tâm không đáng có đối với trẻ em” - ông An nói.

Hàng loạt vụ tai nạn thương tâm

Khoảng 7 giờ ngày 25-11, cháu Lê Nguyễn Vân Anh (7 tuổi) cùng bạn bè đến khu giải trí thiếu nhi tại ấp Thới Thuận B (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai - TP Cần Thơ) chơi đã bị điện giật chết. Nguyên do hằng đêm, người quản lý đã cài bẫy điện vào khung sắt của khu vui chơi để chống trộm nhưng quên ngắt điện vào sáng hôm sau.

Ngày 29-11, Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM đã cấp cứu một cháu bé 19 tháng tuổi bị điện giật hôn mê khi sờ tay vào bàn thờ ông địa.

Ngày 3-11, một cháu bé 4 tuổi với theo chiếc iPad đã hụt chân rơi từ tầng 15 của chung cư Phú Mỹ Thuận (đường Huỳnh Tấn Phát, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè - TPHCM) xuống đất tử vong.

Trước đó, vào ngày  27-3, tại giao lộ Độc Lập - Nguyễn Văn Ngọc (phường Tân Thành, quận Tân Phú - TPHCM), một cháu bé 8 tuổi băng qua đường mua đồ chơi bị xe buýt cán chết.
P.Hồ
Ch đu tư chu trách nhim
TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho biết theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam thì lan can, ban công của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải bảo đảm độ cao tối thiểu là 1,4 m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng thì lan can phải có cấu tạo không cho trẻ em trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100 mm.
Ông Quách Hồng Tuyến, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, khẳng định: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước các sự cố tai nạn liên quan đến các thiết kế kỹ thuật của chung cư. Bởi hiện nay, các thiết kế kỹ thuật này do chủ đầu tư tự lập và tự chịu trách nhiệm.
T.Thắng


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo