xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tung clip lên mạng có bị xử lý?

Phạm Dũng - Trường Hoàng

Tung lên mạng clip về vụ đánh nhau, những vụ tiêu cực, phạm pháp có phải là hành vi tố cáo, tố giác tội phạm hay sự tùy tiện cần bị xử lý?

Clip quay cảnh nữ sinh Trường THCS Trần Phú (TP Huế) đánh bạn vừa được tung lên Facebook một lần nữa làm nóng dư luận. Ngoài việc lên án tình trạng bạo lực học đường, chỉ trích người quay clip, người tung lên mạng, nhiều ý kiến không đồng tình với việc cơ quan công an điều tra người tung clip lên mạng với lập luận nếu không có họ, liệu nhà trường và xã hội có biết chuyện tày trời đó? Xử lý người quay và tung clip, còn ai dám tố cáo tiêu cực, phạm pháp?

Cần xem xét thấu đáo

Phân tích dưới góc nhìn của nhà tâm lý, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn cho rằng đa số việc quay clip rồi phát tán trên mạng xảy ra trong thời gian qua không phải có mục đích tố cáo, tố giác tội phạm mà tự ý quay khi tình cờ thấy sự việc, sau đó tán phát ngẫu hứng. Hơn nữa, cho dù vụ việc trong clip là phạm pháp thì cũng không thể quay clip rồi tùy tiện tán phát trên mạng, gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của người khác bởi một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của tòa án. Ngoài ra, trong những vụ đánh nhau, việc đứng xem, cổ vũ, kích động rồi quay clip tung lên mạng là hành vi thiếu nhân văn, thiếu tình người, vô trách nhiệm.

 

Cảnh nữ sinh Trường THCS Trần Phú (TP Huế) đánh bạn. (Ảnh cắt từ clip)
Cảnh nữ sinh Trường THCS Trần Phú (TP Huế) đánh bạn. (Ảnh cắt từ clip)

 

Còn theo TS tâm lý Võ Văn Nam, cần phải tìm hiểu thật kỹ vì sao những người chứng kiến cái xấu, cái ác đang diễn ra trước mắt lại chọn cách đứng nhìn và quay clip đưa lên mạng xã hội mà không nhanh chóng ngăn cản? Vì sợ bị liên lụy, vạ lây hay họ mất niềm tin vào xã hội thiếu an toàn nên những người tốt không dám thể hiện lòng tốt?

Ở góc độ pháp luật, luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng việc tán phát clip bạo lực học đường ở Huế (cũng như một số trường hợp trước đây ở Trà Vinh, Đà Nẵng...) có thể coi là hành vi có dấu hiệu cổ xúy, kích động bạo lực. Tuy nhiên, hành vi đó đến mức xử lý hành chính hay chưa thì cần phải cân nhắc thêm và căn cứ vào bối cảnh diễn ra vụ việc. Cụ thể, nếu các bên tham gia ẩu đả quá đông, người quay clip không thể can thiệp, ngăn cản hành vi bạo lực thì việc họ quay clip làm bằng chứng tố giác thì không thể coi là hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, nếu người quay clip đủ điều kiện để ngăn cản, can thiệp không cho việc đánh nhau xảy ra nhưng họ không làm hoặc có hành vi cổ xúy, kích động các nhóm đánh nhau để quay clip đưa lên mạng nhằm câu like thì hành vi này đáng lên án và hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính.

Tùy tiện dễ bị xử lý hình sự

Khẳng định không khuyến khích việc chỉ thực hiện hành động quay lại clip, luật sư Nguyễn Thành Công (Giám đốc Công ty Đông Phương Luật, Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích theo quy định của pháp luật, lời khai của người chứng kiến sự việc có thể được xem như là bằng chứng mà không cần phải quay clip.

“Trong một số trường hợp nằm ngoài khả năng chứng minh một cách khách quan, tức lời khai của mình không thể là chứng cứ (vì có mối liên hệ với một trong các bên) thì có thể quay lại clip để làm bằng cớ xác đáng hoặc sau khi đã báo công an và bản thân không có khả năng can ngăn thì có thể quay clip để bổ sung lời khai trước các cơ quan chức năng. Chỉ trong những trường hợp nếu thấy có sự mập mờ trong việc điều tra và định tội đối với những cá nhân trên và nhận thấy cần phải có áp lực từ phía dư luận đối với hành vi này thì việc đăng clip lên mạng là việc làm được ủng hộ” - luật sư Công phân tích.

Luật sư Công cũng lưu ý cách ứng xử khi tiếp cận một hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, nếu vô cảm chứng kiến sự nguy hiểm của người khác hoặc của các đối tượng vi phạm pháp luật mà không có hành động phù hợp với hoàn cảnh thì có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, nếu những cá nhân đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối trật tự công cộng, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì cá nhân quay clip đóng vai trò đồng phạm và cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này. Các trường hợp không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 102 Bộ Luật Hình sự.

“Ngoài ra, cá nhân quay clip rồi đưa lên mạng nếu nhằm mục đích dằn mặt, bêu riếu, lăng mạ nạn nhân trong vụ đánh nhau sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội làm nhục người khác. Nếu có tình tiết bịa đặt, tung tin đồn thất thiệt nhằm xúc phạm danh dự người bị hại trong vụ đánh nhau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống. Việc quay và đăng những clip nóng, mang tính chất đồi trụy lên mạng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” - luật sư Công lưu ý thêm.

 

“Nếu có clip phản ánh tiêu cực, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, cần gửi cơ quan có thẩm quyền, vừa đúng quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo vừa để cơ quan chức năng điều tra, xử lý” - luật sư Cao Thế Luận (Đoàn Luật sư TP HCM) nói.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo