Ngày 26-11-2010, Công ty CP Hiệp Hòa Phát (HHP) được Ban Quản lý Khu Kinh tế Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp (KCN) Hòa Tâm với tổng diện tích 2.155 ha, diện tích mặt nước được giao là 1.300 ha.
Lễ ký kết hợp đồng tư vấn lập quy hoạch 1/2000
Khu Công nghiệp Hòa Tân và cảng nước sâu Bãi Gốc. Ảnh: VĂN NGUYỄN
Chèn ép nhà đầu tư
Sau khi được cấp phép, Công ty HHP đã cùng các đơn vị tư vấn quốc tế Nikken Sekkei Civil Engineering (Nhật Bản) và Royal Haskoning (Hà Lan) lập quy hoạch chi tiết 1/2.000 KCN Hòa Tâm, cảng Bãi Gốc và được UBND tỉnh cùng các sở - ngành của tỉnh Phú Yên giám sát, kiểm tra và chấp thuận bằng văn bản; hiện nay mức độ lập quy hoạch để thực hiện dự án đã đạt đến bước lập thiết kế kỹ thuật.
Ý kiến các bộ thẩm quyền: VRP chỉ là dự án thứ cấp
Hành xử không minh bạch
Vì sao UBND tỉnh Phú Yên đơn phương giao đất cho VRP, bỏ qua ý kiến của các bộ thẩm quyền, bỏ qua các quy định pháp luật liên quan, không minh bạch môi trường đầu tư, “lá mặt lá trái” với nhà đầu tư HHP? Câu trả lời này xin dành cho UBND tỉnh Phú Yên.
Trước sự đơn phương hành xử của UBND tỉnh Phú Yên về vụ việc này, bà Nguyễn Thị Thảo Nhi, Phó Tổng Giám đốc Công ty HHP, bày tỏ sự bất bình: “Cách hành xử của lãnh đạo tỉnh Phú Yên gây tổn thất cho các tập đoàn quốc tế đang đồng hành với HHP về tài chính và uy tín đầu tư, đặc biệt trực tiếp làm phương hại đến uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty HHP. Công ty chúng tôi kính mong Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo để giải quyết tranh chấp và chấn chỉnh việc làm bội tín với nhà đầu tư của lãnh đạo tỉnh Phú Yên”.
Bản cam kết 5 triệu USD Trong khi dự án KCN Hòa Tâm đang được Công ty HHP triển khai thì vào ngày 9-7-2012, UBND tỉnh Phú Yên đã ký với VRP bản cam kết, trong đó VRP cam kết sẽ chuyển khoản số tiền 5 triệu USD cho tỉnh trong tháng 9-2012, sau khi UBND tỉnh Phú Yên thỏa thuận địa điểm để xây dựng Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô. Trường hợp VRP không triển khai thực hiện Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô thì số tiền này được sung vào ngân sách tỉnh Phú Yên. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự, cũng cam kết sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện cho VRP sớm hoàn tất thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ về chấp thuận chủ trương điều chỉnh: nâng công suất dự án, địa điểm, diện tích và tổng mức đầu tư; cam kết sẽ trực tiếp giao 450 ha diện tích mặt đất tại KCN Hòa Tâm để đầu tư nhà máy lọc dầu và một phần diện tích bờ biển, diện tích mặt nước cần thiết để bố trí xây dựng cảng… Với bản cam kết này, lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã “tự xử” trước khi Chính phủ có kết luận về chủ trương điều chỉnh địa điểm đến… 7 tháng, bất chấp quyền lợi của Công ty HHP bị xâm hại. |
LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN HẬU, PHÓ CHỦ TỊCH HỘI LUẬT GIA TPHCM: Đề nghị Chính phủ sớm xử lý Theo quy định tại điều 11 của Luật Đầu tư thì trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau: Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án; được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết. Do đó, Công ty HHP cần phải được bảo đảm hưởng quyền lợi như các quyết định được ban hành trước đó, trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước bắt buộc phải thay đổi quyết định thì cần phải thỏa thuận, bàn bạc với Công ty HHP về các quyền lợi thay thế mà Công ty HHP sẽ được hưởng để thay thế các quyền lợi trước đó như các quy định trên. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư theo đúng pháp luật và không làm nản lòng các nhà đầu tư, đề nghị Chính phủ sớm xử lý việc tranh chấp nói trên nhằm tạo môi trường đầu tư của tỉnh Phú Yên được minh bạch và nhất quán. |
Bình luận (0)