xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn cứ là “trách nhiệm tập thể”

Nguyễn Thị Dung (C9/5 khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, TP HCM)

Những chia sẻ của một tổng giám đốc trong bài viết đăng trên một tờ báo mới đây về việc tại sao ông chưa vào Đảng thật đáng suy ngẫm về cách dùng người, quy trình đề cử, bổ nhiệm cán bộ ở nước ta hiện nay.

Để sáng tỏ hơn những vấn đề này, chúng ta hãy xem xét lại một số vụ việc nổi cộm trong thời gian qua. Trước hết, về bổ nhiệm cán bộ, vụ đề bạt Dương Chí Dũng lên chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam là một ví dụ điển hình. Mặc dù đang có những sai phạm nghiêm trọng ở Vinalines trong việc đầu tư dự án nhà máy sửa chữa tàu biển, mua sắm ụ nổi và đang bị thanh tra, Dương Chí Dũng vẫn được đề bạt chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Liên quan đến việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng không có cá nhân nào bị xử lý trách nhiệm

Liên quan đến việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng không có cá nhân nào bị xử lý trách nhiệm

Dương Chí Dũng đã bị tòa án xét xử với án tử hình nhưng không có một hình thức xử lý nào được đưa ra với những người liên quan tới việc bổ nhiệm ông ta vì theo những người có trách nhiệm, việc bổ nhiệm này là đúng nguyên tắc, đúng thẩm quyền, đúng thủ tục, đúng quy trình.

Tương tự, trong lĩnh vực quản lý, cũng vì “trách nhiệm tập thể” mà với rất nhiều vụ việc sai phạm, người ta chỉ có thể quy về cái gọi là “lợi ích nhóm” chứ không thể xử lý trách nhiệm cá nhân khi không có những bằng chứng rõ ràng về hối lộ, tham nhũng. Có thể lấy ví dụ trong giáo dục. Năm 2013, việc mua sắm, trang bị bảng tương tác thông minh cho các trường mầm non, các trường phổ thông tại TP HCM diễn ra ồ ạt nhưng rất nhiều trường chưa thể sử dụng, phải “trùm mền, đắp chiếu” gây lãng phí tiền tỉ.

Dư luận đã lên tiếng nhiều về những khuất tất ở chương trình này nhưng rốt cuộc không thể xử lý trách nhiệm cá nhân nào được. Người chịu trách nhiệm ở đây vẫn là “trách nhiệm tập thể”, trong khi lợi ích có thể đã lọt vào túi một số cá nhân nào đó.

Những khó khăn đối với việc xử lý, kỷ luật cán bộ trong những vụ việc như vậy liên quan đến quy trình bổ nhiệm cán bộ. Xem các bước trong quy trình bổ nhiệm cán bộ (Quy chế Bổ nhiệm cán bộ của Thủ tướng Chính phủ - Quyết định số 27/2003), có thể thấy vai trò và trách nhiệm của tập thể hiện diện trong tất cả các khâu, từ lựa chọn giới thiệu nhân sự cho tới việc lấy ý kiến đánh giá, nhận xét và đề nghị bổ nhiệm… Với quy trình bổ nhiệm như thế, rất khó quy trách nhiệm cho những cá nhân, dù trên thực tế ở hầu hết các cơ quan, đơn vị, chỉ một số lãnh đạo có vai trò quyết định sự bổ nhiệm này. Đây cũng chính là kẽ hở tạo điều kiện cho tham nhũng, chạy chức, chạy quyền - vấn nạn nhức nhối gây bức xúc dư luận bao lâu nay.

Từ thực tiễn trên, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, rất mong Chính phủ và các nhà làm chính sách nghiên cứu, làm minh bạch và rõ ràng hơn vai trò, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong tất cả hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời, có những chế tài đủ mạnh để xử lý và ngăn ngừa hoạt động của các nhóm lợi ích đang là rào cản lũng đoạn nền kinh tế đất nước.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo