xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ chìm thuyền chở hóa chất: Trách nhiệm thuyền trưởng ra sao?

Luật sư Võ Đan Mạch - Đoàn Luật sư TP HCM

(NLĐO) - Vụ thuyền chở lượng lớn hóa chất chìm tại sông Đồng Nai đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của các bên, đặc biệt là thuyền trưởng sẽ bị gì?

Hiện tại, vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Tuy nhiên, nhìn nhận những diễn biến hiện tại cũng có thể xác định trong vụ việc này, thuyền trưởng đã có những sai sót nghiêm trọng khi vận chuyển hóa chất (axit clohydric - HCl). 

Tại khoản 2 điều 3, điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa thì việc vận chuyển HCl trong trường hợp này cần phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ mà pháp luật quy định.

Thứ nhất, đây là một loại hóa chất độc hại, việc vận chuyển cần phải có giấy phép riêng với các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, chủ thuyền chưa cung cấp được các loại giấy tờ liên quan đến việc vận chuyển hóa chất như: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, phiếu an toàn hóa chất.

Vụ chìm thuyền chở hóa chất: Trách nhiệm thuyền trưởng ra sao? - Ảnh 1.

Chiếc thuyền chở hoá chất chìm trên sông Đồng Nai

Thứ hai, phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm cũng có những điều kiện bắt buộc nhưng chủ hàng sử dụng phương tiện thô sơ đã cũ và có dấu hiệu hư hỏng là không đảm bảo các quy định của pháp luật.

Về mặt hình sự, hành vi trên chưa đủ yếu tố cấu thành một trong các tội trong nhóm tội phạm về môi trường. Do đó, không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng hành vi trên đủ cơ sở để chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, việc thuyền trưởng sử dụng phương tiện không đảm bảo điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm tương ứng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, chẳng hạn như các quy định tại Thông tư 15//2017/TT-BGTVT, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ thép chở xô hóa chất nguy hiểm và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện thủy nội địa. 

Đồng thời, pháp luật quy định "Chỉ sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm có tên trong danh sách đăng ký được ghi tại giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp". Do vậy, hành vi trên có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 34 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Đối với việc không cung cấp bất cứ giấy tờ nào của cơ quan có thẩm quyền về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của thuyền trưởng đã vi phạm quy định tại điều 29 Nghị định 132/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Vi phạm này sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi trên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo