xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "cướp" bánh mì: Không cần tạm giam!

Hồng Ánh - Phạm Dũng thực hiện

Tòa án có thể căn cứ thêm điều 31, 73 Bộ Luật Hình sự để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cũng đủ răn đe và phòng ngừa chung

Sau khi TAND quận Thủ Đức, TP HCM xét xử và tuyên phạt 2 thiếu niên Nguyễn Hoàng Tuấn 10 tháng tù và Ôn Thành Tân 8 tháng 20 ngày tù (bằng thời gian tạm giam) về tội “Cướp giật tài sản”, dư luận cho rằng mức án quá nặng, không nhất thiết phải tạm giam vì các bị cáo chưa thành niên (CTN). Chánh án TAND Tối cao cũng cho rằng phải xem xét lại vụ án.

Dưới đây là ý kiến một số chuyên gia về vấn đề này.

Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam:

Hành vi bột phát vì đói, không cố ý

Tôi nghĩ rằng có khả năng nhiều khi cơ quan tố tụng sợ việc bồi thường nên hợp pháp hóa việc tạm giam. Điều này còn cho thấy việc bồi thường oan sai nhiều khi cũng gây nên áp lực. Nó là 2 mặt của một vấn đề. Trở lại vụ án này, 2 bị cáo cướp đồ ăn, thức uống trong trường hợp không có hung khí thì không mang tính nguy hiểm.

Đối với trẻ CTN phạm tội, có một số trường hợp bất đắc dĩ phải bắt buộc tạm giam vì có hành vi rất nguy hiểm cho xã hội hoặc cho chính đối tượng đó. Tuy nhiên, đa phần đối tượng CTN phạm tội thì nên áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, như giao cho gia đình, trường học hoặc một tổ chức nào đó bảo lãnh, kịp thời ngăn chặn những hành động bột phát và khi nào cơ quan tố tụng gọi thì có mặt. Trong thời gian bảo lãnh ấy, các tổ chức, gia đình có thể giáo dục, hướng dẫn để các em biết sai ở chỗ nào để sửa chữa. Điều đó rõ ràng tốt hơn khi cách ly các em ra khỏi môi trường sống bình thường. Riêng trong trường hợp này, hành vi gần như bột phát vì đói, không phải cố ý, không gây nguy hiểm cho người khác, cho nên tạm giam là không cần thiết.

Nếu gia đình các bị cáo có yêu cầu, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam sẽ mời những luật sư chuyên sâu về các lĩnh vực đối với trẻ CTN để tìm hiểu về điều kiện, nguyên nhân phát sinh và quá trình dẫn đến hành vi phạm tội, qua đó sẽ xem xét lại từng bước của quá trình tố tụng đã được thực hiện đúng pháp luật hay chưa. Nếu hành vi vi phạm của các em chỉ đáng để tạm giam 5-10 ngày mà các em bị tạm giam nhiều tháng thì cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm bồi thường cho thời gian tạm giam còn lại. Nếu cơ quan tố tụng làm đúng thì vẫn xem xét có thể áp dụng những biện pháp khác hay không. Bao giờ cũng vậy, người thực thi công vụ bảo đảm trật tự xã hội nhưng lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt người CTN phải được ưu tiên.

Tẩu thoát là hành vi nguy hiểm Trong khi đó, ông Vương Văn Nghĩa (nguyên thẩm phán TAND TP HCM) thì cho rằng hành vi của Tuấn và Tân đã đủ dấu hiệu tội phạm. Bản thân bị cáo Tuấn đang bị điều tra hành vi “Chiếm đoạt tài sản” trong vụ án khác đang được tại ngoại nhưng đã tham gia vụ cướp giật này thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục. “Về tình tiết các bị cáo không có ý định đương đầu, không có hành vi đe dọa, nhiều ý kiến cho rằng không thể xem đây là hành vi không nguy hiểm. Tuy nhiên, từ thực tế xét xử, tôi thấy rất nhiều vụ cướp giật tài sản trong quá trình tẩu thoát đã gây ra cái chết cho nạn nhân, gây tai nạn cho người đi đường, thậm chí gây ảnh hưởng đến chính họ. Như vậy có nguy hiểm hay không?” - ông Nghĩa nói.
Tẩu thoát là hành vi nguy hiểm Trong khi đó, ông Vương Văn Nghĩa (nguyên thẩm phán TAND TP HCM) thì cho rằng hành vi của Tuấn và Tân đã đủ dấu hiệu tội phạm. Bản thân bị cáo Tuấn đang bị điều tra hành vi “Chiếm đoạt tài sản” trong vụ án khác đang được tại ngoại nhưng đã tham gia vụ cướp giật này thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục. “Về tình tiết các bị cáo không có ý định đương đầu, không có hành vi đe dọa, nhiều ý kiến cho rằng không thể xem đây là hành vi không nguy hiểm. Tuy nhiên, từ thực tế xét xử, tôi thấy rất nhiều vụ cướp giật tài sản trong quá trình tẩu thoát đã gây ra cái chết cho nạn nhân, gây tai nạn cho người đi đường, thậm chí gây ảnh hưởng đến chính họ. Như vậy có nguy hiểm hay không?” - ông Nghĩa nói.

Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM):

Chỉ cần cải tạo không giam giữ

Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, ngăn ngừa họ phạm tội mới, đồng thời nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, Bộ Luật Hình sự (BLHS) 1999 quy định căn cứ để tòa án áp dụng hình phạt đối với người có hành vi phạm tội phải dựa vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Việc áp dụng hình phạt đối với người CTN phạm tội cần phải áp dụng nguyên tắc xử lý đối với người CTN được quy định tại điều 69 BLHS. Đó là: chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người CTN, các cơ quan tố tụng phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc áp dụng hình phạt đối với người CTN phạm tội được thực hiện chỉ trong trường hợp thật sự cần thiết.

Trở lại với vụ án Ôn Thành Tân và Nguyễn Hoàng Tuấn cướp giật bánh mì, TAND quận Thủ Đức tuyên phạt theo khoản 1, điều 136 BLHS (mức hình phạt từ 1-5 năm, tức thuộc trường hợp tội phạm nghiêm trọng), đồng thời áp dụng các tình tiết giảm nhẹ thì mức án đã tuyên cho 2 bị cáo là không sai nhưng hơi cứng nhắc. Trong trường hợp này, tòa có thể căn cứ thêm điều 31, 73 BLHS để áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ cũng đủ tác dụng răn đe và phòng ngừa chung.

Tẩu thoát là hành vi nguy hiểm

Trong khi đó, ông Vương Văn Nghĩa (nguyên thẩm phán TAND TP HCM) thì cho rằng hành vi của Tuấn và Tân đã đủ dấu hiệu tội phạm. Bản thân bị cáo Tuấn đang bị điều tra hành vi “Chiếm đoạt tài sản” trong vụ án khác đang được tại ngoại nhưng đã tham gia vụ cướp giật này thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự để răn đe, giáo dục.

“Về tình tiết các bị cáo không có ý định đương đầu, không có hành vi đe dọa, nhiều ý kiến cho rằng không thể xem đây là hành vi không nguy hiểm. Tuy nhiên, từ thực tế xét xử, tôi thấy rất nhiều vụ cướp giật tài sản trong quá trình tẩu thoát đã gây ra cái chết cho nạn nhân, gây tai nạn cho người đi đường, thậm chí gây ảnh hưởng đến chính họ. Như vậy có nguy hiểm hay không?” - ông Nghĩa nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo