Xáng cạp của Công ty CP Hàng hải - Đầu tư phát triển Hiệp Phước xúc cát trên sông Đồng Nai. Ảnh: Thu Sương
- Ông Trần Văn Cừu: Ngay khi nắm được sự việc qua báo chí, tôi đã yêu cầu anh em trong cục rà soát lại toàn bộ văn bản đã trả lời Bộ GTVT trước đây và không thấy có một dòng chữ nào cho phép Công ty CP Hàng hải - Đầu tư phát triển Hiệp Phước được nạo vét bán cát cả. Khi được bộ hỏi, cục chỉ tư vấn về chuẩn tắc luồng lạch tại khu vực này. Văn bản cuối cùng cho phép doanh nghiệp (DN) này được phép thực hiện nạo vét, duy tu và nâng cấp luồng lạch thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT. Đương nhiên, khi tiến hành nạo vét thì DN phải hút cát từ dưới lòng sông lên; còn sau đó, họ có được phép bán số cát hút được hay không thì không thuộc thẩm quyền của cục chúng tôi.
* Khi tư vấn cho Bộ GTVT, các ông có nắm được rằng từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo cấm khai thác cát trên sông Đồng Nai khu vực hạ lưu thủy điện Trị An không?
- Cái này đúng là anh em trong cục không biết. Nhưng biết hay không thì cũng thế thôi, bởi nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông là việc làm thường xuyên của ngành giao thông. Những năm gần đây, do kinh tế khó khăn nên tiền đầu tư cho giao thông, đặc biệt là việc nạo vét, khơi thông dòng chảy rất hạn chế. Gần như chúng tôi không có tiền nạo vét. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường khiến luồng lạch bị bồi lấp, chỗ nông, chỗ sâu, giao thông đường thủy gặp khó khăn. DN tới xin chúng tôi thực hiện khơi thông dòng chảy, chúng tôi đương nhiên rất ủng hộ. Nhà nước không có tiền trả cho DN nên chỉ ủng hộ họ về chủ trương. DN phải tính toán để lấy khoản thu từ khai thác, bán cát bù lại.
Sau khi Bộ GTVT đồng ý, DN phải xin giấy phép của chính quyền địa phương rồi mới được khai thác, kinh doanh khoáng sản. Dựa trên tư vấn, tham mưu của sở tài nguyên - môi trường (TN-MT), UBND tỉnh sẽ phê duyệt, cấp phép cho họ. Không thể có giấy của bộ rồi là nhảy xuống sông hút cát mang lên bán ngay được đâu.
* Chính quyền địa phương khẳng định DN tiến hành nạo vét, khai thác cát khi chưa được sở TN-MT chấp thuận đăng ký khối lượng thu hồi khoáng sản?
- Đơn vị này sai chính ở chỗ đó. Theo tôi được biết, hiện có khoảng 2-3 đơn vị đang tiến hành nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông Đồng Nai. Tuy nhiên, các đơn vị kia có giấy phép, được phép vừa khai thác vừa bán khoáng sản thì không sao; đơn vị này chưa có thì lập tức bị dư luận báo chí, chính quyền địa phương vạch mặt ngay. Chưa có giấy phép mà đã khai thác, bán cát là trái quy định.
* Vậy theo ông, có thể truy thu số tiền DN này đã kiếm được từ việc bán khoáng sản trái quy định?
Có thể xem xét thu hồi giấy phép Ông Trần Văn Cừu cho biết giấy phép nạo vét, khơi thông dòng chảy trên sông Đồng Nai ghi rất rõ các tiêu chuẩn bắt buộc DN phải thực hiện. “Giấy phép đó cũng được gửi tới nhiều cơ quan địa phương để giám sát thực hiện. Ngoài lực lượng thanh tra sở TN-MT và cảnh sát đường thủy còn có cảnh sát môi trường, thanh tra môi trường… Chắc chắn việc thanh, kiểm tra được thực hiện đến nơi đến chốn” - ông Cừu nói. Trước câu hỏi với vi phạm rõ ràng như vậy, Bộ GTVT có xem xét thu hồi giấy phép của Công ty CP Hàng hải - Đầu tư phát triển Hiệp Phước hay không, ông Trần Văn Cừu nêu rõ: “Việc ấy thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Cát này là tài nguyên, công ty này khai thác mà chưa được phép của địa phương là trái phép”. |
Bình luận (0)