xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ "Phơi trần thông tin cá nhân": Có dấu hiệu trái luật!

Bài và ảnh: THẾ KHA

Việc yêu cầu công dân phải cung cấp tới 32 thông tin của cá nhân từ năm 14 tuổi trở lên không những khó chính xác, tốn kém mà còn có dấu hiệu trái luật

Sau bài viết Phơi trần thông tin cá nhân trên Báo Người Lao Động ngày 4-10, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, khẳng định việc thu thập thông tin dữ liệu dân cư do Công an TP Hà Nội đang thực hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật.

Có quyền không cung cấp thông tin
img
Việc thu thập thông tin thủ công như Hà Nội đang làm sẽ khó bảo đảm tính trung thực và khoa học

Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, một trong những yêu cầu cơ bản của việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là phải bảo vệ thông tin đời tư cá nhân. Điều 38 Bộ Luật Dân sự 2005 cũng quy định rõ quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, việc các cơ quan, tổ chức yêu cầu hoặc bắt buộc người dân cung cấp những thông tin ngoài 22 danh mục được quy định tại điều 6 Nghị định 90/2010 của Chính phủ và lại được tiến hành thu thập với hình thức thủ công (yêu cầu công dân điền theo mẫu - PV), ẩn chứa nhiều yếu tố để lộ thông tin cá nhân là vi phạm quy định về thu thập thông tin cá nhân trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Luật sư Hậu cho rằng việc thu thập 32 thông tin mà Hà Nội đang triển khai cũng đã xâm phạm tới quyền bí mật đời tư của cá nhân. “Căn cứ theo khoản 5 điều 14 Nghị định 90 thì trong trường hợp này cá nhân có quyền từ chối cung cấp dữ liệu đối với các thông tin ngoài 22 danh mục đã được quy định tại Nghị định 90 vì việc thu thập thông tin là trái với quy định của pháp luật” - ông Hậu nói.

TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết sẽ tiến hành nắm bắt, nghiên cứu về sự việc này.

Khó kiểm chứng

TS Nguyễn Ngọc Kỷ, nguyên cán bộ Phòng Tin học nghiệp vụ, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật Bộ Công an, cho rằng Công an TP Hà Nội chỉ có thể thay mặt UBND TP Hà Nội thu thập thông tin về dân cư mà thôi. Tuy nhiên, cách thức thu thập thông tin dân cư thủ công như một kiểu điều tra xã hội học đang được triển khai tại nhiều quận, huyện ở Hà Nội rất thiếu khoa học.

TS Nguyễn Ngọc Kỷ phân tích: Thông tin về dân cư có tính đặc thù và đòi hỏi sự chính xác để phục vụ cho công tác quản lý sau này. Thông tin chính xác nhất về dân cư đang nằm ở chính các cơ quan quản lý về những vấn đề khác nhau như tài nguyên - môi trường, giáo dục - đào tạo, thuế, ngân hàng… Cách làm khoa học và bảo đảm tính bảo mật thông tin cá nhân của công dân là phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để kết nối thông tin giữa các ngành này với nhau, từ đó sẽ có một cơ sở dữ liệu thông tin dân cư chính xác nhất.

Với việc thu thập thủ công như đang triển khai ở Hà Nội, các tổ trưởng dân phố, cụm dân cư, thậm chí cả cảnh sát khu vực cũng rất khó để kiểm chứng dữ liệu trong bản kê khai là chính xác hay không. “Nếu thu thập nhiều thông tin không chính xác rồi cập nhật lên hệ thống thì sau này sẽ gặp rắc rối và không bảo đảm tính kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư mà Bộ Công an và Bộ Tư pháp đang thay mặt Chính phủ xây dựng, sắp tới sẽ bắt đầu thí điểm tại TP Hải Phòng” - TS Kỷ lo ngại.

Lãnh đạo công an các phường trên địa bàn TP Hà Nội cho biết đơn vị được giao làm đầu mối triển khai việc thu thập thông tin dân cư là Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP Hà Nội. Tuy nhiên, dù đã cố gắng trong 3 ngày liền nhưng phóng viên Báo Người Lao Động vẫn không thể liên lạc với PC64 cũng như đại diện UBND TP Hà Nội để làm sáng tỏ hơn sự việc này.

Quá nhiều thông tin so với Nghị định 90

Đối chiếu Nghị định 90/2010 với bản kê khai mà TP Hà Nội đang triển khai thì không hề có quy định buộc công dân phải kê khai về email cá nhân, tóm tắt về bản thân từ khi đủ 14 tuổi đến nay ở đâu, làm gì và đặc điểm cá nhân, có tham gia hội viên các hội… “Dân cư Hà Nội hiện giờ rất đông nên việc triển khai dự án điều tra quy mô lớn như thế chắc chắn sẽ khá tốn kém. Vậy mà không có sự trao đổi với các cơ quan đang được Chính phủ giao thực hiện những đề án về quản lý dân cư, cấp mã số công dân như Bộ Công an, Bộ Tư pháp thì rất khó hiểu” - luật sư Nguyễn Văn Hậu bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo