1. Tạo một tài khoản phụ dùng cho các hoạt động hằng ngày
Tài khoản mặc định của người dùng trên hệ điều hành Mac OS X là một tài khoản quản trị hay còn gọi là tài khoản admin và những người tạo ra các phần mềm độc hại có thể lợi dụng tài khoản này để gây hại cho máy tính. Đối với các hoạt động hằng ngày, Kaspersky Lab khuyến cáo người dùng nên tạo một tài khoản phụ để đăng nhập và sử dụng cho các hoạt động đó. Chỉ nên đăng nhập với vai trò là admin khi cần thực hiện các chức năng quản lí. Để làm được điều này, người dùng đi đến của sổ “Accounts” của “System Preferences”. Sau đó tạo một tài khoản phụ và sử dụng tài khoản này trong các công việc hằng ngày như kiểm tra email và lướt web. Điều này sẽ giúp tránh được những cuộc tấn công của các malware độc hại đã được ghi nhận trong cơ cở dữ liệu hoặc một malware hoàn toàn mới và giúp cho ổ đĩa an toàn khỏi sự tấn công của các loại phần mềm gây hại trên.
2. Sử dụng một trình duyệt web có chức năng theo dõi và sửa chữa các vấn đề liên quan đến an ninh
Trình duyệt Google Chrome được xem là trình duyệt phù hợp nhất sử dụng trên hệ điều hành Mac vì trình duyệt web này được cập nhật thường xuyên hơn so với trình duyệt Safari của Apple. Ngoài ra, Google Chrome còn có sandbox của riêng mình và sandbox phiên bản Flash Player. Sandbox này tạo nên rào cản bảo vệ cho máy tính khỏi sự tấn công của các phần mềm gây hại. Google Chrome cũng có cơ chế cập nhật tự động giúp chỉnh sửa các lỗ hổng bảo mật của máy.
Flash Player của Adobe là mục tiêu phổ biến mà các hacker tìm kiểm để chiếm quyền điều khiển máy tính của người dùng. Một phiên bản cũ của Flash Player chắc chắn sẽ đặt người sử dụng vào tình huống nguy hiểm khi lướt web. Để gỡ bỏ cài đặt Flash, người dùng có thể sử dụng hai tiện ích của Adobe, sử dụng cho các phiên bản 10.4-10.5 và 10.6 và các phiên bản mới hơn.
4. Giải quyết vấn đề Java
Giống như Flash Player, Java là một mục tiêu ưa thích để bọn tội phạm đưa các phần mềm độc hại vào máy tính của người dùng. Kaspersky Lab khuyên người dùng nên gỡ bỏ cài đặt Java khỏi máy tính. Vì các máy tính chạy hệ điều hành Mac của Apple không cho phép người dùng tự cập nhật Java một cách trực tiếp mà theo chu kỳ vài tháng một lần. Do đó thời gian cập nhật bị kéo dài dẫn đến thời gian để vá các lỗ hổng nhằm tránh phần mềm độc hại kéo dài hơn so với các máy tính chạy hệ điều hành khác. Tiện ích Java Preferences nằm trong Applications/Utilities và khi mở tiện ích này lên, người dùng không nên chọn các mục khác nằm trong General.
Nếu phải sử dụng Java cho một số ứng dụng cụ thể, một điều quan trọng cần lưu ý đó chính là cần vô hiệu hóa Java trong trình duyệt Safari và các trình duyệt web khác. Trong trình duyệt Safari, vào Preferences->Security->Web Content và bỏ chọn “Enable Java”.
Nhiều cuộc tấn công gần đây lợi dụng các phần mềm cũ hoặc chưa được cập nhật để xâm nhập vào hệ điều hành Mac OS X. Các phần mềm thường bị lợi dụng bao gồm Microsoft Office, Adobe Reader/Acrobat và Oracle Java và các ứng dụng khác. Office dùng cho hệ điều hành Mac 2011 bảo vệ máy tính tốt hơn so với Office dùng cho hệ điều hành Mac 2008. Nếu vẫn đang sử dụng phiên bản 2008, Kaspersky Lab đề nghị người dùng nên cập nhập phiên bản 2011 càng sớm càng tốt. Bất cứ khi nào nhìn thấy nhắc nhở “Software Update” của Apple, người sử dụng hãy sử dụng các bản sửa lỗi và khởi động máy lại khi cần thiết.
6. Sử dụng chức năng quản lý mật khẩu để đối phó với các cuộc tấn công
Không giống như Windows, hệ điều hành Mac đi kèm với việc xây dựng chức năng quản lý mật khẩu, “Keychain”
Để vô hiệu hóa IPv6 trên máy tính, chọn Apple menu->System Preference và sau đó chọn Network. Nếu Network Preference bị khóa, người dùng nhấp vào biểu tượng khóa và nhập mật khẩu quản trị để thay đổi. Chọn dịch vụ mạng mà người dùng muốn sử dụng với kết nối IPv6 như Ethernet , AirPort. Nhấp vào Advanced -> TCP/IP - > Trình đơn cấu hình các cửa sổ pop-up IPv6 (thường được thiết lập tự động) và chọn Off.
Ba phương pháp để loại bỏ phần mềm gây hại cho máy: 1. Sử dụng Kaspersky Flashfake Removal Tool tự động quét sạch hệ thống máy và loại bỏ phần mềm gây hại Flashback nếu phát hiện ra. Đây là chương trình miễn phí, người dùng có thể tải về và sử dụng tại địa chỉ http://support.kaspersky.com/viruses/utility.
2. Tải về phiên bản dùng thử của Kaspersky Anti-Virus 2011 dùng cho hệ điều hành Mac. Chương trình này giúp bảo vệ toàn diện và chống lại các chương trình độc hại tấn công vào hệ điều hành Mac OS X, trong đó bao gồm cả Flashback. 3. Phát hiện và loại bỏ Flashback bằng phương pháp thủ công dựa trên những hướng dẫn tại địa chỉ http://flashbackcheck.com. |
Lời kết
Chuyên gia của Kaspersky Lab, Costin Raiu đưa ra nhận xét của mình trước sự bùng nổ của những tấn công độc hại vào các máy chạy hệ điều hành Mac OS X: “Vào đầu năm 2012, chúng tôi dự đoán các vụ tấn công vào các máy chạy Mac OS X sẽ gia tăng vì bọn tội phạm lợi dụng các lỗ hổng zero-day hoặc lợi dụng các lỗi chưa được sửa chữa. Đây là một sự việc bình thường xảy ra trên bất kì hệ điều hành nào cho nên những người yêu thích sử dụng hệ điều hành Mac OS X cũng không nên thất vọng vì điều này. Trong vài tháng tới, chúng tôi dự đoán các cuộc tấn công tương tự sẽ tập trung khai thác vào hai yếu tố chính: các phần mềm cũ không được cập nhật và ý thức bảo mật máy Mac của người dùng. Nếu người dùng làm theo các bước trên, đảm bảo cho mọi chương trình được cập nhật phiên bản mới nhất và nhận thức rõ các chiêu thức tấn công thì đương nhiên sẽ tránh được rắc rối với bọn tội phạm mạng.”
Bình luận (0)