Điều này giống như các máy tính Windows bị virus tấn công. Có quá nhiều thiết bị Android được người dùng sử dụng chính là món mồi ngon để các tin tặc tìm cách tấn công người dùng để lấy đi những thông tin quan trọng. Ngoài ra, chắc chắn sẽ có sự tăng trưởng trong các ứng dụng malware. Vì vậy, nhiều phần mềm độc hại cộng với nhiều thiết bị hoạt động có thể tạo ra một lượng thiết bị dính mã độc tấn công là vô cùng lớn.
Và nếu 18 triệu thiết bị bị dính phần mềm độc hại trong số 1,2 tỷ thiết bị được bán ra trong năm 2013, tương đương với 1,5% số thiết bị Android năm sau có chứa phần mềm độc hại. Đây có thể không phải là một con số nhiều nhưng đó là cơ hội để các công ty bảo mật tạo nguồn thu từ các phần mềm bảo mật.
Tuy nhiên, khi xét về vị trí địa lý của các thiết bị nhiễm độc thì người dùng cũng phần nào yên tâm. Ước tính của BGR thì khoảng 34,7% thiết bị Android ở Nga mắc vào phần mềm độc hại, trái ngược hoàn toàn với con số 0,4% tại Mỹ.
Theo các chuyên gia bảo mật thì người dùng vẫn phải phụ thuộc vào các quy tắc bảo mật bằng cảm giác thông thường. Quan sát về những gì mà bạn định tải về và không cài đặt các ứng dụng lạ, trừ khi bạn tin tưởng về nhà phát triển đó cũng như các cửa hàng ứng dụng mà bạn tải nó về. Nắm được những thống kê này bạn có thể không phải lo lắng quá về sự an toàn trên thiết bị của mình.
Bình luận (0)