Trong 41% các máy tính kiểm tra, các trình điều khiển phần cứng ban đầu đã được thay thế bằng các trình điều khiển nhiễm mã độc. Và phần lớn các hệ thống này sẽ tiếp tục bị tấn công do thiếu cập nhật liên tục các trình chống mã độc từ Windows Update.
Tội phạm mạng thường tận dụng các lỗ hổng an ninh để phát tán phần mềm độc hại thông qua các phần mềm sao chép bất hợp pháp từ các nhà phân phối không uy tín và các đại lý, những nơi sao chép lậu. Những máy tính bị nhiễm mã độc này sau đó được bán cho khách hàng, những người không lường trước được những hiểm họa phải đối mặt vì sử dụng phần mềm giả mạo.
Điển hình là chủng phần mềm độc hại OSE thường tìm thấy trong các mẫu của khu vực Đông Nam Á. OSE ngụy trang dưới dạng một ứng dụng văn phòng và tạo ra một lỗ hổng backdoor, giúp tin tặc điều khiển máy tính, cung cấp thông tin chi tiết của máy tính qua e-mail được gửi thông qua các dịch vụ webmail miễn phí. Từ đó có thể trích xuất các tập tin, cài đặt phần mềm độc hại bổ sung, hoặc sử dụng máy tính để gửi thư rác.
Microsoft khuyến cáo khách hàng nên mua phần mền từ các đại lý bán lẻ uy tín, và chắc chắn rằng sản phẩm đi kèm trong bao bì nguyên gốc, đi kèm với nhãn chính hãng Microsoft hoặc Giấy chứng nhận bản quyền. Hoặc có thể kiểm tra độ xác thực của sản phẩm tại: www.howtotell.com.
Một nghiên cứu vấn đề này đang được thực hiện sâu rộng với quy mô lớn hơn trong khu vực Đông Nam Á và kết quả dự kiến sẽ được công bố trong quý 1-2013.
Bình luận (0)