Khi thực hiện quét trên hàng trăm ngàn các ứng dụng trong môi trường di động năm 2011, công ty Juniper đã phát hiện hơn 28.000 trường hợp bị nhiễm các phần mềm độc hại, tăng 155% so với năm 2010.
Theo đó các phần mềm độc hại đã nhằm vào hệ điều hành di động của Google tăng đến 13.000 trường hợp vào cuối năm ngoái ở mức 400 trong tháng Sáu, tăng 3,325%. Đa số nguyên nhân được cho là do sự thiếu kiểm soát đối với các ứng dụng trên các cửa hàng ứng dụng Android, điều này đã thu hút nhiều tác giả phần mềm độc hại cho nền tảng này.
Trước 2011, hầu hết các phần mềm độc hại di động nhắm mục tiêu vào hệ điều hành Symbian của Nokia và Java ME. Nhưng điều này đã có sự thay đổi mạnh mẽ hơn đối với các thiết bị chạy Android.
Trong khi đó các ứng dụng độc hại tìm thấy trên nền tảng iOS được giới hạn bởi các ứng dụng của Apple được cung cấp trong một thị trường đóng và theo mô hình sàng lọc, kiểm soát nghiêm ngặt nên về cơ bản nó an toàn hơn. Tuy nhiên một số người sử dụng "jailbreaks" đã vô tình loại bỏ các chế độ bảo mật của hệ thống dẫn đến việc nhiễm các ứng dụng độc hại từ các nguồn cung cấp ứng dụng bên thứ ba là điều không tránh khỏi.
Trên thực tế, thì một lỗ hổng bảo mật của iOS đã được phát hiện trong tháng 11, cho phép các ứng dụng tải về mã độc hại với khả năng có thể thông qua "hàng rào" kiểm duyệt của Apple và ngay sau đó Apple đã cung cấp một bản cập nhật vá lỗi iOS 5.0.1. Điều này cho thấy rằng iOS của Apple không phải là bất khả xâm phạm.
Hơn nữa, Apple không cung cấp cho các nhà phát triển các công cụ để tạo ra các ứng dụng chống các phần mềm độc hại. Có thể họ cảm thấy đã an toàn và hợp lý với quá trình phê duyệt và rà soát các ứng dụng một khi muốn cài đặt trên thiết bị của mình. Điều này về lâu dài theo Juniper cho biết có thể sẽ tạo ra một cảm giác sai lệch về bảo mật cho người dùng Apple và có thể tạo ra một nguy cơ nhiễm các phần mềm độc hại lớn hơn mô hình mở của Android.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất thiết bị di động đã xây dựng các giao diện ứng dụng tùy biến trên Android và phải đợi nhiều tháng mới có thể nhận được các bản cập nhật bảo mật. Điều này có thể cũng là nguyên nhân tạo nên các lỗ hổng bảo mật khiến chúng kém an toàn hơn đối với các phần mềm độc hại.
Những kẻ xấu trở nên ngày càng tinh vi hơn với các chiêu lừa người sử dụng Android tải về các ứng dụng bất hợp pháp của mình. Và Google đã khá bận rộn vào cuối năm để loại bỏ các phần mềm độc hại từ các thiết bị di động và làm trong sạch môi trường cho Android Market và tăng cường bảo vệ người dùng bằng công cụ quét Bouncer của mình.
Bình luận (0)