xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng: Không trả lại doanh nghiệp 300.000 USD là sai lầm lớn trong cuộc đời

Trọng Đức

(NLĐO)- Về cáo buộc nhận 300.000 USD, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng nói "đã không đấu tranh mạnh mẽ để trả lại doanh nghiệp là sai lầm lớn trong cuộc đời"

Chiều 7-1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và các đồng phạm.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng: Không trả lại doanh nghiệp 300.000 USD là sai lầm lớn trong cuộc đời- Ảnh 1.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm

Trong 5 bị cáo phải ra toà, 2 "giang hồ" Phạm Minh Cường (tức Cường "quắt", SN 1986, trú thôn Xuân Bàng, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) và Vũ Đăng Phương (SN 1982, trú thôn Đông Ninh, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị VKSND tỉnh Thái Bình truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản".

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) bị truy tố về hai tội "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại khu đô thị Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Nguyễn Văn Vương (SN 1976, trú tại xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi".

Trước khi bị bắt, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng là Phó Trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đã bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ, công tác từ 16-11-2023 đến 30-11-2023; nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ 1-12-2023; đã bị khai trừ ra khỏi Đảng từ ngày 22-12-2023 theo quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương).

Bị cáo Lê Thanh Vân trước khi bị bắt là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV (đã bị bãi nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội từ ngày 26-8-2024, bị khai trừ ra khỏi Đảng từ ngày 16-7-2024 theo quyết định của Ủy ban Kiểm tra Trung ương).

Đáng chú ý, trước khi xét hỏi, chủ tọa phiên tòa đề nghị lực lượng công an cách ly các bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương ra khỏi phòng xử án.

Hội đồng xét xử (HĐXX) tiến hành xét hỏi với 2 bị cáo Phạm Minh Cường (Cường "Quắt") và Vũ Đăng Phương về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Trả lời thẩm vấn, cả hai bị cáo đều thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố, khai rằng đã nhờ ông Nhưỡng can thiệp Công an tỉnh Thái Bình tạo điều kiện để tiếp tục việc "làm ăn".

Tiếp đó, HĐXX cho bị cáo Lưu Bình Nhưỡng vào xét hỏi, đối chất. Khi được HĐXX hỏi về mối quan hệ với Cường "quắt", bị cáo Lưu Bình Nhưỡng nói giữ nguyên phần trình bày tại cơ quan điều tra, không thay đổi gì.

Về việc Cường "quắt" rủ 2 vợ chồng bị cáo Nhưỡng mua bãi triều, bị cáo này nói đã trình bày rất thẳng thắn trước cơ quan điều tra, giữ nguyên lời khai trong quá trình điều tra và chưa trình bày, bổ sung thêm gì tại toà.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng: Không trả lại doanh nghiệp 300.000 USD là sai lầm lớn trong cuộc đời- Ảnh 2.

Quang cảnh phiên toà. Ảnh chụp màn hình

Liên quan đến thông tin Cường "quắt" nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp khi bị nhóm Dũng "chiến" (Trần Văn Dũng, SN 1982, Thái Thuỵ, Thái Bình) quấy phá, bị cáo Nhưỡng cho khai ông không được Cường gọi điện, nhắn tin hay nhờ can thiệp gì liên quan đến nhóm Dũng "chiến" và bản thân bị cáo cũng không biết Dũng "chiến" là ai. Bị cáo Nhưỡng trình bày có gửi một file ghi âm cho Cường "quắt" qua Telegram, yêu cầu Cường nghe xong xóa đi.

Trong khi đó, tại toà, bị cáo Cường khai nhận đã cho anh em của mình nghe file ghi âm này. File ghi âm này, theo Cường khai, đã thể hiện nội dung cuộc điện thoại của ông Nhưỡng gọi cho một lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình.

Về việc bị cáo buộc nhận 300.000 USD để hướng dẫn Công ty Mạnh Đức làm đơn "kêu cứu" khẩn cấp, gỡ khó cho việc phê duyệt dự án Quế Võ 3 (tỉnh Bắc Ninh), bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khai trước tòa rằng đã nhận thức đầy đủ sai lầm của mình. Bị cáo Nhưỡng nói "đã không đấu tranh mạnh mẽ để trả lại doanh nghiệp, đây là 1 sai lầm lớn trong cuộc đời".

"Tôi chưa bao giờ nói bất cứ một lời nào gợi ý về tiền bạc, đây là phong cách của cả cuộc đời tôi" - bị cáo Nhưỡng nói trước tòa sơ thẩm.

Về cáo buộc anh Bùi Văn Thao (người làm thuê cho Cường "quắt") nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp vào sự việc ở TP Hải Phòng, bị cáo Nhưỡng cho rằng dùng từ can thiệp là hơi nặng.

Theo bị cáo Nhưỡng, đó là một công việc rất bình thường của bất kỳ một đại biểu Quốc hội nào, và việc bị cáo buộc "can thiệp" khiến bị cáo "rất suy nghĩ".

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khai nhận tại toà, việc Cường "quắt" và anh Thao bàn bạc với nhau thế nào mình không biết. Về cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng (bị cáo Nhưỡng hưởng lợi khi giúp anh Thao) được lắp ở nhà thờ, bị cáo Nhưỡng cho rằng cánh cổng gỗ là Cường có ý định tặng khi bị cáo này khen cánh cổng nhà Cường đẹp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo