Theo Universe Today, một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Avi Loeb từ Đại học Havard (Mỹ), người nổi tiếng với các lập luận và nghiên cứu về các vật thể liên sao, cho thấy nguồn gốc ngoài Trái Đất bất ngờ của những viên bi sắt nhỏ được tìm thấy tìm thấy ở Thái Bình Dương năm 2014.
Có đường kính khoảng 0,4, các vật thể hình cầu bé nhỏ ngoài khơi Papua New Guinea ban đầu được GS Loeb và các cộng sự cho là liên quan đến vật thể liên sao Oumuamua hoặc "bạn bè" của nó.
Oumuamua là vật thể đầu tiên được các nhà khoa học thế giới đồng thuận là "kẻ xâm nhập" từ ngoài hệ Mặt Trời, với hình dạng kỳ lạ và một quỹ đạo thất thường.
Nó có thể có hình dáng điếu xì gà hoặc một chiếc đĩa, theo các tính toán. Oumuamua đã lang thang trong hệ Mặt Trời một thời gian trước khi được phát hiện vào năm 2017.
Còn theo các phân tích dẫn đầu bởi GS Loeb, nó có thể là một tàu vũ trụ không người lái của người ngoài hành tinh, đang do thám hệ sao khác.
Vì vậy khi nhặt được các viên bi sắt, họ đã vô cùng hứng thú.
Tuy vậy, nghiên cứu mới vừa được nhóm công bố trên trang Research Notes of the AAS đã bác bỏ lập luận cũ của chính họ về nguồn gốc Oumuamua.
Nhưng bất chấp điều đó, nguồn gốc của các vật thể này vô cùng hấp dẫn: Chúng là những "đứa con lai" của Trái Đất và một vật thể vũ trụ.
Phân tích chi tiết vật liệu và cách thức các viên bi có thể được tạo thành, các tác giả đã tìm thấy bằng chứng về sự kiện đặc biệt xảy ra 790.000 năm trước.
Trong đó, rõ ràng nhất là tỉ lệ đồng vị 57Fe và 56Fe nằm trong phạm vi phù hợp với các vật thể sinh ra từ va chạm giữa các thiên thạch và Trái Đất.
Cú va chạm trực diện đã khiến vật liệu của mặt đất và kẻ tấn công bị phá vỡ, nung chảy, hòa trộn lại dưới điều kiện nhiệt độ, áp suất cực đoan, tạo ra những vật thể lạ lùng mà không quá trình tự nhiên nào của địa cầu tạo ra được.
Ước tính vụ va chạm đã rải các quả cầu này trên một "cánh đồng tektite" rộng lớn, trải dài từ Đông Nam Á, vượt Thái Bình Dương sang châu Đại Dương rồi xuống đến tận Nam Cực.
Bình luận (0)