xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bóng đá lập trình

Lê Nhi

Ngay cả những người hâm mộ bóng đá ắt cũng từng nghe về Silicon Valley - người Việt tại Mỹ thường gọi thung lũng hoa vàng - nơi tập trung những công ty máy tính với thương hiệu hàng đầu thế giới như Apple, Intel, Google, Yahoo!, HP…

Chứng kiến đội Mỹ suýt nữa loại được Bồ Đào Nha (BĐN) của Quả bóng vàng FIFA Ronaldo khỏi cuộc chơi Brazil 2014 ngay từ vòng bảng, người ta không tránh khỏi liên tưởng đoàn quân HLV Klinsmann đã đến thung lũng Silicon tập huấn trước giải, thầm lặng chuẩn bị ứng dụng những công nghệ lập trình cao cấp vào sân cỏ!

Giới chuyên môn gọi lối chơi của đội Mỹ là bóng đá lập trình vì trước các đối thủ BĐN vượt trội về phẩm chất kỹ thuật, người Mỹ áp đặt được chiến thuật hợp lý từ phòng thủ đến phản công, từ di chuyển hài hòa toàn sân đến bùng nổ khoét sâu vào điểm yếu đối phương. Các pha tấn công của Mỹ đều cố gắng đưa bóng đến vị trí hợp lý nhất, nơi những cầu thủ khác sẽ liên tục di chuyển vào chiếm lĩnh theo chương trình đã soạn. Tình huống ghi bàn thứ hai của Mỹ minh họa rõ nét lưu đồ tấn công của Mỹ: đột phá biên phải, chuyền ngược vặn sườn, tuyến 2 dâng cao áp sát hỗ trợ đón bóng phá ra, khai thác tiếp biên trái đối diện rồi chuyền vào cột xa, nơi Dempsey đã đón lõng sau khi hàng thủ BĐN bị căng mỏng đến mức tối đa.

 

Jones, cầu thủ ghi bàn gỡ hòa 1-1 cho đội MỹẢnh: REUTERS
Jones, cầu thủ ghi bàn gỡ hòa 1-1 cho đội Mỹ. Ảnh: REUTERS

 

Thật ra, bóng đá lập trình của Mỹ đã được nhắc đến từ World Cup 2002 khi họ lần đầu tiên lọt vào đến vòng bát cường (tứ kết) - 8 đội mạnh nhất thế giới. Khi đó, Mỹ thắng BĐN 3-2 bằng những pha dàn xếp tấn công nhanh như điện xẹt với McBride và Donovan luôn lao vào thần tốc đón những đường chuyền chính xác như lập trình sẵn. Thậm chí ở tứ kết, Mỹ đã áp đảo Đức nhưng không thắng được thủ môn Kahn và đành thua sát sao 0-1. Giờ đây với Klinsmann, HLV luôn cổ súy việc áp dụng những thành tựu công nghệ mới vào thể thao (World Cup 2006, Klinsmann ngồi ở Mỹ vẫn huấn luyện đội Đức với dàn chuyên gia thể lực tuyển dụng từ … bóng rổ Mỹ), đội Mỹ lại càng có dịp chứng tỏ họ chính là đại diện của một đất nước nổi tiếng công nghệ cao!

Tuy nhiên, hệ điều hành danh tiếng như Windows cũng bị dính virus, chương trình nào hoàn hảo đến đâu cũng đều có lỗi. Cầu thủ Mỹ cũng chỉ là người chứ không phải robot, để rồi ở 2 thời điểm đầu trận khi chưa nóng máy và cuối trận khi máy tính đã quá nóng, họ phải trả giá vì sơ suất không chuyên gia nào có thể lập trình nổi!

Dẫu sao, cách Klinsmann xây dựng được lối chơi tích cực, phù hợp với phẩm chất kỹ thuật, tốc độ và tính cách của các tuyển thủ Mỹ vẫn rất đáng ngợi khen. Nên chăng, một số đội tuyển đang luẩn quẩn trong vòng bảo thủ cần tìm đến những ý tưởng đột phá, tươi mát sẽ nên cân nhắc chào mời Klinsmann sau World Cup, chẳng hạn như đội Anh! Có điều liệu nước Anh đã sẵn sàng chấp nhận nhìn một người Đức nắm “tam sư” chưa? Vấn đề này xem ra không còn giới hạn ở chuyên môn bóng đá nữa rồi…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo