xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ Công Thương đề xuất nhận lại 6 "ông lớn" khoảng 800.000 tỉ đồng từ siêu Ủy ban

Lê Thúy

(NLĐO) - Bộ Công Thương đề xuất nhận về 6 tập đoàn, tổng công ty từ Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước là: EVN, PVN, TKV, Vinachem, Petrolimex và Vinataba

Theo Kế hoạch 141 ngày 6-12-2024 của Chính phủ về định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ kết thúc, 19 tập đoàn, tổng công ty do cơ quan này quản lý sẽ trở về lại các bộ chuyên ngành.

Bộ Công Thương đề xuất nhận lại 6 "ông lớn" khoảng 800.000 tỉ đồng từ siêu Ủy ban- Ảnh 1.

EVN là 1 trong 6 tập đoàn Nhà nước mà Bộ Công Thương đề xuất nhận lại

Ngày 6-1 vừa qua, tại phiên họp thứ 8, Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề cập đến việc nghiên cứu phương án chuyển mô hình quản lý một số tập đoàn, tổng công ty có vai trò chiến lược về trực thuộc Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã thông tin thêm về vấn đề này tại cuộc họp báo thường kỳ vừa diễn ra.

Thứ trưởng cho biết ngay sau khi Chính phủ ban hành Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, Bộ Công Thương đã có đề án và báo cáo lên Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ.

Theo đó, trong 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc lĩnh vực Công Thương do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đang quản lý hiện nay, Bộ Công Thương đề xuất sẽ nhận về 6 Tập đoàn gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Hóa chất (Vinachem), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết đây mới chỉ là đề xuất của Bộ báo cáo lên Chính phủ. "Quyết định thế nào còn liên quan đến sắp xếp Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" - ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh tinh thần của Chính phủ sẽ kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng cũng có thể chuyển mô hình tổ chức doanh nghiệp về trực thuộc Chính phủ.

"Đây là các kế hoạch dự kiến, còn cụ thể như nào cần theo dõi thêm"- Thứ trưởng Tân nói.

6 tập đoàn, tổng công ty trên từng thuộc quản lý của Bộ Công Thương, nhưng được bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước vào tháng 11-2018.

Hiện, số vốn Nhà nước tại 6 "ông lớn" khoảng 800.000 tỉ đồng. Mức này tương đương 70% vốn Nhà nước mà "siêu Ủy ban" nắm giữ tại 19 tập đoàn, tổng công ty.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo