xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bước chuyển của ngành cao su

Ngọc Ánh

Các đơn vị thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã và đang lấy sản xuất - kinh doanh xanh là chiến lược và lợi thế cạnh tranh.

Hướng đến phát triển bền vững, cùng tham gia mục tiêu Net Zero của Việt Nam vào năm 2050, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đang đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, tăng cường giải pháp sản xuất sạch hơn...

Từ trường hợp điển hình

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh (Gia Lai), thành viên VRG, năm 2024 đã lọt vào tốp 10 doanh nghiệp (DN) bền vững thuộc lĩnh vực sản xuất, trong Chương trình DN bền vững (CSI) tại Việt Nam năm 2024 do Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VBCSD - VCCI) tổ chức. Ngoài ra, VRG còn có 13 DN khác lọt vào tốp 100 DN bền vững năm 2024.

Ông Lê Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, cho biết DN đã tham gia CSI từ năm 2021 và đều lọt vào tốp 100 với thứ hạng ngày càng tăng. Năm đầu tham gia có vị trí 45, năm thứ hai hạng 25, năm thứ ba đạt hạng 20 và năm nay lọt vào tốp 10.

Hình Vườn cây 3.jpg

Công nhân cạo mủ tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh. Ảnh: AN NA

Hành trình tham gia để đáp ứng các tiêu chí về bền vững của Cao su Chư Păh gặp không ít khó khăn. Có thể kể đến như quy trình sản xuất cây cao su có những đặc thù riêng, để đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững, cần cải thiện rất nhiều về vấn đề kỹ thuật như: tăng đa dạng sinh học trên rừng cao su, chống xói mòn đất, giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đầu tư xây dựng nhiều hạng mục về cơ sở vật chất, trang thiết bị,... Do vậy, khi bắt đầu thực hiện phát triển bền vững, Cao su Chư Păh đã phải đầu tư thời gian và kinh phí tương đối lớn.

"Nhận thức của người lao động về phát triển bền vững còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, chưa nhìn thấy được lợi ích lâu dài của phát triển bền vững. Các mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội phải đồng hành trong quá trình phát triển, tuy nhiên việc nâng cao nhận thức cho người lao động trong quá trình làm việc là rất khó, đặc biệt đối với Cao su Chư Păh khi có lao động là người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ trên 60%" - ông Lê Anh Tuấn nêu.

Ngoài ra, một số yêu cầu của tiêu chí phát triển bền vững khó có thể đáp ứng được. Đơn cử như công tác quản lý chất thải sinh hoạt như tình hình hiện nay tại các địa phương nơi có rừng cây của công ty vẫn chưa có đơn vị thu gom, xử lý gây khó khăn cho công ty về mặt đáp ứng đúng theo yêu cầu của bộ tiêu chí.

Tuy nhiên, công ty vẫn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, nâng tầm thương hiệu nên quyết tâm thực hiện, cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn, ổn định đời sống người lao động.

Ông Lê Anh Tuấn cho biết việc đáp ứng các tiêu chí phát triển bền vững đã giúp công ty khẳng định giá trị thương hiệu, gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị thường khi tham gia vào các chuỗi cung ứng. Ngoài ra, việc áp dụng các mô hình phát triển bền vững với các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng hợp lý năng lượng, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo đã giúp công ty tối ưu hóa chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm nâng cao, từ đó thu nhập của người lao động cũng ngày càng được cải thiện.

Tiên phong đáp ứng EUDR

Ông Trương Minh Trung, Phó Tổng Giám đốc VRG, nhấn mạnh dù quy định chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR) hoãn thi hành 1 năm nhưng VRG vẫn không giãn tiến độ thực hiện đã đề ra, thể hiện sự chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường liên quan các quy định về phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc.

Ngoc Anh - Bai nganh cao su 2.jpg

Nhà máy chế biến của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh

Các thông tin gần đây cho thấy ngoài EU thì Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có khả năng đưa ra các quy định tương tự. Cụ thể, lô hàng phải có định vị thông tin địa lý GIS đến từng khu vườn, có truy xuất vật lý đến từng vườn trồng, được theo dõi diễn biến mất rừng bằng công cụ viễn thám, phải chứng minh không gây mất rừng bằng các báo cáo giải trình nguy cơ và giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất rừng, phải có đánh giá và giảm thiểu nguy cơ về vấn đề xã hội, quyền con người, an sinh xã hội người bản địa...

Tính đến đầu tháng 12-2024, VRG đã có 3 thành viên trực thuộc là Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng và Công ty CP Cao su Chư Sê Kampong Thom công bố đáp ứng EUDR, được khách hàng công nhận và được cộng giá khi xuất khẩu từ 200 - 250 USD/tấn. Ngoài ra, một số thành viên tại khu vực Đông Nam Bộ cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho quy định mới.

Ông Trương Minh Trung cho biết VRG đã đưa ra lộ trình đáp ứng EUDR trong lĩnh vực mủ và gỗ cao su đối với các thành viên tại Việt Nam đã đạt Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCS/PEFC) là quý I/2025 và quý II/2025 đối với công ty tại Lào và Campuchia.

Các đơn vị thành viên VRG tại Lào và Campuchia khó thực hiện EUDR hơn các đơn vị tại Việt Nam do chưa có hệ thống quốc gia về quản lý rừng bền vững như tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, đến nay, toàn bộ diện tích 16.268 ha của Công ty CP Cao su Chư sê Kampong Thom đều đáp ứng EUDR.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Chư Sê Kampong Thom (Campuchia), cho biết khi bắt đầu thực hiện, công ty phải thay đổi toàn bộ quản lý từ đơn vị cơ sở đến công ty nhưng chưa có bộ tiêu chuẩn cũng như đơn vị đánh giá và chứng nhận nên phải học tập cách làm từ các DN của Thái Lan. Sau nhiều nỗ lực, toàn bộ diện tích 16.268 ha của công ty đã được đối tác công nhận đáp ứng EUDR.

"Về lâu dài, đáp ứng EUDR góp phần vào công tác quản lý, nhằm tinh giản bộ máy, giảm giá thành sản xuất. Cái được nhất khi tuân thủ EUDR là thương hiệu của công ty được nâng tầm cao mới theo định hướng phát triển xanh và bền vững" - ông Nguyễn Tiến Dũng nhìn nhận.

Thương mại hóa chứng chỉ carbon

Hiện có 11 đơn vị thành viên thuộc VRG đầu tư sản xuất điện áp mái tại các nhà máy sản xuất, văn phòng công ty. Ước sản lượng điện mặt trời sản xuất năm 2024 là 13 triệu KWh, đem lại doanh thu khoảng 24 tỉ đồng, tương đương giảm phát thải 8.800 tấn CO2.

VRG đang bước đầu triển khai xây dựng công cụ kiểm kê khí nhà kính để áp dụng trong toàn ngành nhằm dự tính được tổng lượng phát thải (dấu chân carbon), đồng thời tiến đến tính toán lượng hấp thụ carbon của rừng cây cao su. Kết quả bù trừ sẽ biết được lượng hấp thụ/phát thải carbon nhằm tiến tới thương mại chứng chỉ carbon.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo