xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ca sởi tăng nhanh tại phía Nam, xuất hiện ổ dịch ở người lớn

Tin, ảnh: Hải Yến

(NLĐO) - Nếu muốn giảm được số ca mắc sởi, TP HCM phải là vùng an toàn với miễn dịch cộng đồng cao, tỉ lệ tiêm chủng tốt.

Thông tin trên được ThS-BS Lương Chấn Quang, Trưởng Khoa Khám bệnh - Viện Pasteur (TP HCM), nhấn mạnh tại cuộc họp phòng chống dịch sởi của UBND TP HCM với các sở, ngành và quận, huyện, TP Thủ Đức chiều 16-10.

Ca sởi tăng nhanh tại phía Nam, xuất hiện ổ dịch ở người lớn- Ảnh 1.

Cuộc họp phòng chống dịch sởi chiều 16-10 của UBND TP HCM với các sở, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố

Theo BS Quang, ca sởi tại 19 địa phương khu vực phía Nam, ngoại trừ TP HCM, đang gia tăng rất nhanh.

Đánh giá nguy cơ đối với TP HCM, BS Quang cho biết hiện nay, trên 50% ca sởi được phát hiện và điều trị tại thành phố, tạo thêm áp lực cho tình hình dịch bệnh, khiến tỉ lệ mắc trên địa bàn vẫn duy trì ở mức cao. Để giảm nhanh số ca mắc, TP HCM cần trở thành vùng an toàn với tỉ lệ miễn dịch cao và tỉ lệ tiêm chủng tốt.

Ca sởi tăng nhanh tại phía Nam, xuất hiện ổ dịch ở người lớn- Ảnh 2.

ThS-BS Lương Chấn Quang, Trưởng Khoa Khám bệnh - Viện Pasteur (TP HCM) thông tin tình hình dịch bệnh tại khu vực phía Nam trong cuộc họp chiều 16-10

"Mặc dù chúng ta đã tăng tỉ lệ tiêm chủng nhưng tỉ lệ mắc sởi ở nhóm tuổi từ 1 - 10 vẫn còn cao, cho thấy chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu. Hiện vẫn còn rất nhiều trẻ chưa được tiêm. Vắc-xin sởi là một trong những vắc xin rất hiệu quả nhưng khác với COVID-19, tiêm xong vẫn có thể mắc bệnh" - BS Quang lưu ý.

BS Quang cũng cho biết trong quá trình kiểm tra, giám sát dịch tại các tỉnh, có một hiện tượng là y tế hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên chỉ hỏi phụ huynh đã tiêm cho trẻ chưa, mà không kiểm tra sổ tiêm chủng. Điều này dẫn đến việc nhiều cha mẹ không khai báo chính xác hoặc quên, gây ra sót lọt thông tin.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết khi tổ chức chiến dịch tiêm chủng phòng sởi, sau 3 tuần, số ca mắc bệnh sẽ giảm. Tuy nhiên, tại TP HCM, sau 3 tuần, số ca ở nhóm tuổi mục tiêu giảm rất chậm. Do đó, các quận, huyện, TP Thủ Đức và các trường học, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, cần rà soát lại thông tin một lần nữa.

Theo BS Quang, tại các tỉnh, số ca bệnh đang tăng và đã có ổ dịch ở người lớn trong các nhà máy, xí nghiệp. Do vậy, đề nghị TP HCM tăng cường giám sát các ca bệnh tại công ty, nhà máy, xí nghiệp để kịp thời phát hiện ổ dịch ở người lớn.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, bà Trần Thị Diệu Thuý, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết sau khi công bố dịch, thành phố đã đạt tỉ lệ tiêm chủng nhất định. Tuy nhiên, có địa phương ghi nhận tỉ lệ tiêm chủng trên 100% nhưng tỉ lệ nhiễm bệnh vẫn còn cao.

Các ngành giáo dục, y tế, truyền thông và công an cũng như Ban Chỉ đạo đã có những hành động quyết liệt song kết quả chưa như mong muốn.

Bà Trần Thị Diệu Thúy đề nghị các địa phương tự rà soát và tổ chức liên ngành cho phù hợp. Thực tế, một số quận, huyện được nhắc nhở trong những tuần trước nhưng kết quả vẫn chưa khả quan. Việc "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

"Cần thống nhất rằng trẻ đã nhiễm bệnh trong thời điểm có dịch sởi với các triệu chứng lâm sàng là sởi thì phải gọi là sởi, không nên yêu cầu phải đi xét nghiệm thẩm định" - Phó Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo