xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách làm giảm áp lực lên tài nguyên rừng

Bài và ảnh: Hoàng Phúc

Việc tạo sinh kế cho người dân vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình đang mang lại kết quả tích cực, không chỉ giúp họ cải thiện đời sống kinh tế mà giảm "áp lực" lên tài nguyên rừng, bảo tồn di sản bền vững.

Vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích hơn 220.000 ha, gồm có 13 xã thuộc 3 huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh. Dân số vùng đệm trên 65.000 người, gồm nhiều dân tộc khác nhau, như: Kinh, Bru-Vân Kiều...

Trước đây, vì thiếu sinh kế nên người dân vùng đệm chủ yếu sống bám vào rừng bằng việc khai thác gỗ, săn bắt thú quý trái phép để mưu sinh khiến tài nguyên rừng liên tục bị "chảy máu". Nhiều năm qua, nhiều chương trình hỗ trợ cư dân vùng đệm triển khai hiệu quả, cuộc sống người dân từng bước đổi thay.

Năm 2021, gia đình ông Đinh Xuân Hòa (SN 1953, ở xã Hưng Trạch, huyện Bố Trạch) được Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hỗ trợ 4 đàn ong và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong lấy mật. Đến nay, gia đình ông có 12 đàn ong, mỗi năm thu hoạch hơn 100 lít mật, nguồn thu nhập khấm khá cho gia đình.

Xã Xuân Trạch cũng nằm trong vùng đệm di sản. Để hỗ trợ người dân có sinh kế, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đặc dụng cho các nhóm hộ dân ở địa phương, sử dụng nguồn kinh phí bảo vệ rừng hỗ trợ người dân.

Nhiều hộ dân vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng có nguồn thu nhập ổn định nhờ được hỗ trợ nghề nuôi ong lấy mật

Nhiều hộ dân vùng đệm Phong Nha - Kẻ Bàng có nguồn thu nhập ổn định nhờ được hỗ trợ nghề nuôi ong lấy mật

Ngoài ra, nhiều chương trình hỗ trợ cộng đồng khác cũng mang lại hiệu quả: cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật canh tác và đào tạo nghề du lịch cho người dân.

Ông Đỗ Văn Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Trạch, nhìn nhận từ khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thực hiện nhiều chương trình, mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng đệm di sản, cuộc sống của họ và bộ mặt nông thôn đã từng bước thay đổi.

Theo VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, các chương trình hiện đã cung cấp, hỗ trợ hơn 122.500 cây giống các loại, 311 con heo giống, 61 con bò giống, 60 con dê giống, 14.700 còn gà giống, trên 100 đàn ong giống; hỗ trợ vật liệu để cải tạo, nâng cấp hơn 20 nhà văn hóa; hỗ trợ mua bàn ghế, loa máy, trang trí hội trường nhà văn hóa ở các thôn, bản; hỗ trợ vật liệu làm đường nội đồng 1,6 km; hỗ trợ vật liệu làm chuồng bò nuôi nhốt tập trung; hỗ trợ kinh phí làm 6 giếng khoan cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt; hỗ trợ 89 bồn chứa nước inox…

Ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết một trong những mục tiêu quan trọng của các chương trình hỗ trợ sinh kế là giảm áp lực lên tài nguyên rừng, hướng đến bảo tồn di sản bền vững bằng cách tạo ra những nguồn thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi, và các ngành nghề phi nông nghiệp cho người dân vùng đệm. Từ đó có thể giảm thiểu việc khai thác rừng trái phép, đánh bắt thú rừng và nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng di sản thiên nhiên.

Theo ông Thái, trong năm 2024, từ nguồn vốn của chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng hỗ trợ khoảng 1,6 tỉ đồng cho 40 thôn, bản vùng đệm (40 triệu đồng/thôn, bản). Đồng thời, từ chương trình chi trả nguồn phát thải rừng gần 1,9 tỉ đồng, sẽ thực hiện hỗ trợ sinh kế cho 37 thôn, bản (50 triệu đồng/thôn, bản) cùng các nguồn hỗ trợ sinh kế khác vẫn đang tiếp tục triển khai một cách có hiệu quả.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo