xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cách nào giảm chi phí điện?

THÁI PHƯƠNG ghi

Nhiều giải pháp thiết thực giúp người dân và doanh nghiệp giảm chi phí điện một cách hiệu quả nhất

Một loạt giải pháp, đề xuất, hiến kế đã được các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp (DN) đề xuất tại tọa đàm "Năng lượng sạch và giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, DN" do Báo Người Lao Động phối hợp với Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVNHCMC) tổ chức ngày 10-4.

Các đại biểu tham gia tọa đàm đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm góp phần phát triển năng lượng tái tạo, cùng giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp Ảnh: TẤN THẠNH

Các đại biểu tham gia tọa đàm đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm góp phần phát triển năng lượng tái tạo, cùng giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp .Ảnh: TẤN THẠNH

Ông NGUYỄN QUỐC DŨNG, Trưởng Ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Giảm chi phí sản xuất cho DN

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 2.

Giải pháp phát triển điện mặt trời mái nhà theo mô hình tự sản tự tiêu sẽ giúp DN lập tức giảm chi phí mua điện. Đặc biệt, vào giờ cao điểm, khi hệ thống điện chịu nhiều áp lực, hệ thống điện mặt trời mái nhà lại phát ở mức tối ưu, giúp DN giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí điện năng trong dài hạn. Từ đó nâng cao tính ổn định trong hoạt động sản xuất và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nó giúp giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, giảm phát thải carbon và đóng góp tích cực vào mục tiêu Net Zero năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết. EVN đã tạo mọi điều kiện để người dân và DN triển khai hiệu quả Nghị định 56 và 58.

Bà NGUYỄN THỊ KIM NGỌC, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM: Khuyến khích đăng ký điện mặt trời áp mái

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 3.

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP ngày 3-3-2025 (thay cho Nghị định số 135/2024/NĐ-CP) để khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời mái nhà. Người dân có thể áp dụng giải pháp lắp đặt điện mặt trời mái nhà để giảm chi phí sử dụng điện hằng tháng.

Sở Công Thương đã tham mưu UBND TP HCM công bố bộ thủ tục hành chính về phát triển điện mặt trời mái nhà và tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến. Đối với thủ tục đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà, người dân và DN gửi giấy đăng ký theo mẫu kèm hồ sơ liên quan trên Cổng dịch vụ công của thành phố và Sở Công Thương sẽ kiểm tra hồ sơ đầy đủ theo quy định, cấp giấy chứng nhận trong thời hạn tối đa 10 ngày. Sở Công Thương khuyến khích người dân và DN tăng cường áp dụng các giải pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng thiết bị điện đúng quy định theo hướng dẫn của nhà sản xuất để phòng chống tai nạn điện, phòng chống cháy nổ do chập điện.

Ông ĐINH HỒNG KỲ, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM (HUBA): Nhu cầu là rất lớn

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 4.

Các DN TP HCM hiện không chỉ đầu tư trong thành phố mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh, thành khác, nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là rất lớn và mang tính cấp bách. Thực tế, do giá điện hiện tại khá cao dù EVN vẫn đang bán điện dưới giá thành và nhà nước phải bù lỗ rất nhiều.

Trong tình hình này, Chính phủ sẽ phải có lộ trình điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới và tạo áp lực ngày càng lớn lên DN. Do đó, việc sử dụng năng lượng sạch như một giải pháp bổ sung, thay thế nguồn điện từ EVN là vô cùng quan trọng. Và Nghị định 58/2025/NĐ-CP đã giải quyết phần lớn những vướng mắc từ Nghị định 135, đặc biệt là vấn đề điện dư thừa bán lại cho EVN. Có thể nói nghị định này là một "cứu cánh" cho DN đầu tư vào điện mặt trời mái nhà.

Tuy nhiên, chuyển đổi xanh không chỉ giới hạn ở điện mặt trời mái nhà mà còn liên quan các lĩnh vực như thu gom, xử lý nước thải, tái chế, đặc biệt là sản xuất năng lượng tái tạo như điện gió, điện ngoài khơi… Đây không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là giải pháp giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách thuế quan quốc tế đang ngày càng siết chặt, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào các thị trường lớn.

Ông BÙI TRUNG KIÊN, Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC: Khuyến khích lắp hệ thống lưu trữ điện

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 5.

Đối với hộ gia đình, sau khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà, người dân sẽ có thể sử dụng điện thoải mái hơn mà vẫn tiết kiệm được chi phí điện năng hằng tháng.

Với DN, khi triển khai hệ thống điện mặt trời, họ sẽ chủ động được một phần nguồn điện sử dụng vào ban ngày. Trong thời gian tới, giải pháp được khuyến khích là lắp đặt thêm hệ thống lưu trữ điện để chủ động sử dụng vào ban đêm, đặc biệt trong các tình huống lưới điện gặp sự cố hoặc mất điện.

Sau khi Nghị định 135 năm 2024 và Nghị định 58 mới được ban hành, nhiều hộ dân và DN đã quay trở lại triển khai điện mặt trời mái nhà. Kể từ khi Nghị định 58 được ban hành, số lượng khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lên gần 500 khách hàng - chủ yếu là các khách hàng lớn - với tổng công suất khoảng 46 MWp, tương đương 15% so với giai đoạn trước năm 2021. Sắp tới, các DN lớn sẽ tiếp tục triển khai lắp đặt hệ thống trên mái nhà xưởng, dự báo sản lượng điện mặt trời sẽ tăng đáng kể.

Ngành điện TP HCM rất mong muốn người dân và DN tiếp tục đồng hành trong việc phát triển năng lượng tái tạo cũng như áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện để giảm chi phí sử dụng điện.

Ông PHẠM THANH TRỰC, Phó trưởng Ban Quản lý các Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP HCM (Hepza): Cho thuê mái nhà lắp điện mặt trời

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 6.

Tại các khu chế xuất (KCX) và khu công nghiệp (KCN), nhiều DN đã và đang triển khai lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời trên mái nhà xưởng. Nhu cầu cho thuê mái nhà xưởng trong KCX-KCN để lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng rất lớn.

Hiện TP HCM có 17 KCN với tổng diện tích khoảng 3.790 ha. Theo quy hoạch đến năm 2060, tổng diện tích các KCN được mở rộng lên hơn 8.000 ha, cho thấy tiềm năng phát triển và khai thác điện mặt trời mái nhà tại các KCX-KCN là rất lớn.

Theo Nghị định 58, việc cho thuê mái nhà để lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà không bị cấm. DN có nhu cầu cho thuê mái nhà hoặc hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực này cần thực hiện điều chỉnh giấy phép đăng ký kinh doanh và có thể đăng ký điều chỉnh này qua hình thức trực tuyến. DN cũng cần lưu ý một số vấn đề về pháp lý và kỹ thuật.

Ông PHAN NGỌC ÁNH, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Năng lượng Alena: Giải pháp giúp DN và người dân tiết kiệm điện

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 7.

Chúng tôi hiện cung cấp sản phẩm Microinverter Enphase IQ8P của Enphase (Mỹ) có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều (DC) từ tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều (AC) ngay tại mỗi tấm pin. Sản phẩm này hỗ trợ các tấm pin công suất cao từ 480 Wp đến 700 Wp, tích hợp tính năng Rapid Shutdown bảo đảm an toàn chống cháy nổ theo tiêu chuẩn.

Ngoài ra, Alena Energy còn có giải pháp năng lượng sạch như microinverter Enphase, pin lưu trữ BESS Pytes và chứng chỉ I-REC, giúp DN và người dân tiến gần hơn đến mục tiêu Net Zero, đồng thời xây dựng một tương lai bền vững. Giải pháp điện mặt trời kết hợp với bộ tích trữ sẽ giúp cân bằng lượng điện phát ra từ điện mặt trời và nhu cầu sử dụng hệ thống sẽ tích trữ điện để sử dụng sau đó. Người dân và DN có thể sử dụng công nghệ Microinverter của Mỹ với chi phí giá thành không quá cao, khi giá thành tấm pin mặt trời đã giảm khoảng 50% so với những năm trước. 

Nhà báo - TS TÔ ĐÌNH TUÂN, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động: Năm nhóm giải pháp bền vững

Qua gần 3 giờ, tọa đàm đã mang đến rất nhiều thông tin bổ sung, gợi ý về chính sách và giải đáp thắc mắc rất nhiều cho bạn đọc, những người dân có nhu cầu làm điện mặt trời áp mái.

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 8.

Tôi đề xuất 5 giải pháp để phát triển năng lượng sạch, giảm chi phí điện cho người dân và DN. Thứ nhất, đẩy mạnh năng lượng tái tạo, không chỉ là điện áp mái mà còn điện mặt trời, điện gió, điện ngoài khơi... Khuyến khích đầu tư vào điện sinh khối, thủy điện nhỏ.

Thứ hai, tăng cường hiệu quả sử dụng điện của các lĩnh vực; áp dụng hệ thống lưới điện thông minh; khôi phục, nâng cấp hệ thống đo điện tự động và áp dụng các phần mềm quản lý năng lượng hiện đại để theo dõi và điều chỉnh tiêu thụ theo thời gian thực. Thứ ba, các chính sách và cơ chế hỗ trợ của nhà nước. Như cần hỗ trợ tài chính vay vốn ưu đãi cho các dự án cải thiện hiệu quả năng lượng, đầu tư về hệ thống năng lượng tái tạo. Đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt và vận hành các thiết bị tiết kiệm điện, năng lượng tái tạo.

Thứ tư, cần tăng cường nhận thức và đào tạo cộng đồng; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, trong đó có vai trò của các cơ quan báo chí và tọa đàm của Báo Người Lao Động cũng góp phần lan tỏa chủ trương phát triển năng lượng sạch, giải pháp tiết kiệm chi phí cho người dân, DN.

Cuối cùng là tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới và chuyển giao sáng tạo. Trong đó, nghiên cứu và phát triển như là đầu tư vào công nghệ mới, dùng trí tuệ nhân tạo để tính toán nhu cầu, khả năng sản xuất. Cần chuyển giao công nghệ tiết kiệm điện từ các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước và quốc tế…

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 9.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Cách nào giảm chi phí điện?- Ảnh 10.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo