xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến Full-frame

Quang Liêm

(Thế giới @) - Khi những thông tin về dòng Canon 3D với tiêu chí “All in One” xuất hiện, một cơn sốt tìm hiểu máy này đang trở nên nóng bỏng dù giá thành dự kiến hơn 4.500 USD.

Ngay những ngày đầu tháng 2 -2011, các trang mạng nổi tiếng về giới thiệu máy chụp hình đều đồng loạt đưa tin Canon, một trong hai hãng sản xuất máy ảnh đang dẫn đầu thị trường thế giới về dòng máy DSLR, sẽ cho ra mắt Canon 3D, dòng máy mới về Full-frame.

img

Mẫu máy ảnh Canon 3D được cư dân mạng phác thảo

Thế nào là Full-frame ?

Hiểu một cách đơn giản, khi máy chụp ảnh dùng film chuẩn 35 mm đang còn thông dụng, những chiếc máy ảnh cơ học không qua hệ thống xử lý điện tử đều có góc nhìn từ ống kính xuống ảnh phía ngoài theo tỉ lệ 1:1. Có nghĩa là nếu như ống kính gắn vào máy ảnh có tiêu cự 28 mm, thì có nghĩa thông qua ống kính, bức ảnh sẽ cho ra tấm hình với chuẩn tiêu cự 28 mm. Hoặc nếu ống kính có tiêu cực là 105 mm, khi chụp ra bức ảnh vẫn là chuẩn 105 mm. Hay nói một cách dễ hiểu nhất, Full-frame chính là máy ảnh có khả năng cho góc nhìn toàn diện rộng nhất trên một tiêu cự của ống kính.

Khi bước sang thế giới kỹ thuật số (digital), các hình ảnh sau khi lọc qua ống kính sẽ được ghi nhận bằng bộ cảm biến hình ảnh (sensor). Do đó, máy ảnh Full-frame cần sở hữu một cảm biến lớn. Nói một cách giản lược, kích cỡ cảm biến lớn thì sẽ cho chất lượng ảnh tốt hơn, màu sắc gần với thật hơn, kích cỡ cảm biến lớn hơn sẽ cho ra chất lượng ảnh tốt hơn. Lý do là vì cùng một số lượng điểm ảnh, cảm biến kích cỡ lớn sẽ có cỡ điểm ảnh lớn hơn cảm biến cỡ nhỏ. Điểm ảnh lớn hơn sẽ thu nhận được nhiều ánh sáng hơn điểm ảnh cỡ nhỏ, ít phải khuếch đại tín hiệu ở quá trình đầu ra dẫn tới ít nhiễu hơn, điều này đặc biệt hữu ích trong các điều kiện chụp ở ánh sáng yếu. Ngoài ra điểm ảnh lớn giúp cảm biến nhạy sáng hơn, có dải màu lớn hơn, chuyển tông màu mềm mại hơn, đưa chất lượng màu sắc về gần với màu trong cuộc sống thật hơn. Chính điều này khiến cho giá máy Full-frame trở nên đắt đỏ và là niềm mơ ước của các tay máy từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư.

“Cuộc chiến” giữa Ni-Ca

Cho dù có nhiều kích cỡ cảm biến máy ảnh nhưng tiêu biểu cho dòng máy DSLR là hai kích cỡ cảm biến toàn khung (Full-frame) và APS-C, chung cho hầu hết các hãng có tham gia vào thị trường DSLR.

Kích cỡ cảm biến Full-frame (24 x 36 mm) bắt nguồn từ kích cỡ một khung phim tiêu chuẩn của máy ảnh cơ là 24 x 36 mm, được dùng trong các dòng máy cao cấp đầu bảng của hai ông trùm máy ảnh Canon (1Ds Mark III và gần đây nhất là 5D và 5D Mark II) và Nikon (D3 và mới nhất là D3x). Cảm biến ảnh ngày nay đang dần bị thống trị bởi CMOS so với CCD.

Cảm biến ảnh, cũng như các chip khác, vốn được làm từ silicon. Hầu hết các cảm biến máy ảnh hiện nay được sản xuất từ một phiến silicon, hay còn gọi là đế silicon (wafer) tròn kích thước 8 inch (khoảng 200 mm). Ở trong lòng đế này, tùy theo cách sắp xếp, có thể có tới 200 cảm biến kích cỡ APS-C. Đối với các kích cỡ to hơn một chút như APS-H (dùng trong 1D Mark III có hệ số nhân 1,3x) thì được khoảng 46 cảm biến. Còn nếu để dùng sản xuất cảm biết Full-frame, đế này chỉ cho ra lò được có 20 sản phẩm, ít hơn gấp 10 lần so với cỡ APS-C. Mặt khác, do có diện tích bề mặt lớn (như những tấm gương lớn treo tường so với các tấm gương nhỏ để bàn) nên các cảm biến Full-frame rất dễ bị hỏng hóc do xước, bụi... trong quá trình sản xuất. Chỉ một vệt xước, lỗi dù nhỏ đến đâu, cũng khiến cảm biến này trở thành vô dụng.

Tùy thuộc vào thành phần mà một phiến silicon 8 inch có giá thành khoảng từ 1.000 USD tới 5.000 USD (theo “sách trắng” của Canon về silicon). Để có được các cảm biến trên một đế silicon, các nhà sản xuất phải trải qua hàng trăm công đoạn như tách phiến, in mạch, tạo quang trở, phơi, khắc axit, làm sạch... Cộng với số lượng sản phẩm cảm biến, công đoạn ghép nối mạch, quy trình sản xuất phải chính xác tuyệt đối và chặt chẽ... đã khiến cho chi phí để làm một cảm biến cỡ Full-frame tăng lên gấp cả chục lần so với chi phí sản xuất cảm biến cỡ APS-C. Ngay khi lặng yên trong một thời gian dài, năm 2007, Nikon giới thiệu dòng D3 với tiêu chí “All in One” (Full-frame, tốc độ và độ nhạy sáng cao) khiến Canon cảm thấy thua sút với 2 dòng Full-frame: 5D (dành cho dân nghiệp dư) hoặc 1Ds (chuyên nghiệp).

Do vậy, ngay khi những thông tin về dòng Canon 3D xuất hiện cũng với tiêu chí tương tự, một cơn sốt tìm hiểu máy này đang trở nên nóng bỏng dù giá thành dự kiến hơn 4.500 USD. Dù thông tin này vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của Canon, nhưng nó tiếp tục khơi mào cho cuộc đua Full-frame giữa hai đại gia Ni-Ca một lần nữa.

Kích cỡ APS-C (Crop) chỉ là 22 x 15 mm, nhỏ chưa đầy nửa cỡ Full-frame. APS-C hiện nay đã gần như là kích thước tiêu chuẩn trên tất cả các dòng máy DSLR từ bình dân tới tầm trung với lợi thế không thể phủ nhận là nhỏ gọn hơn, giá thành lại rẻ hơn, trong khi chất lượng ảnh vẫn chấp nhận được, thỏa mãn hầu hết các tay chơi ảnh. Chính do giá thành sản xuất một cảm biến cỡ Full-frame quá đắt như vậy, nên các hãng máy ảnh luôn bỏ công chăm chút kỹ lưỡng cho những đứa con mang trong mình cảm biến này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo