xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần giải pháp then chốt cho Vietnam Airlines

Như Ngọc

Vietnam Airlines đã phục hồi và bắt đầu có lãi. Song, cần giải pháp then chốt để các chỉ tiêu tài chính trở lại ngưỡng an toàn, đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Hàng không Quốc gia lan tỏa sức mạnh mềm

Trong chuyến công tác đến 3 nước Trung Đông cuối tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chứng kiến Vietnam Airlines trao Biên bản ghi nhớ hợp tác với hai hãng hàng không hàng đầu thế giới là Etihad Airways và Emirates nhằm mở rộng mạng lưới đường bay, hợp tác về dịch vụ hàng hóa, kỹ thuật… Từ đó, góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối du lịch và phát triển kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia khu vực Trung Đông.

1. Vietnam Airlines trao biên bản ghi nhớ hợp tác song phương với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa và lãnh đạo công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology trao biên bản ghi nhớ hợp tác thu hút gần 300.000 khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2030

Sau đó không lâu, ngày 8-11, tại TP Trùng Khánh, Trung Quốc, Thủ tướng cũng đã chứng kiến Vietnam Airlines trao biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology với cam kết thu hút gần 300.000 khách du lịch từ Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2030, đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Trung Quốc.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa nhấn mạnh trong kỷ nguyên mới, ngành hàng không Việt Nam càng mở ra nhiều tiềm năng và rất nhiều dư địa phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Vietnam Airlines nhận thức rõ, máy bay Vietnam Airlines bay đến đâu thì "biên giới mềm" của chúng ta mở rộng đến đấy.

Do đó, dù đang trực tiếp cạnh tranh khốc liệt với các hãng hàng không khác, bao gồm các hãng nội địa và hơn 50 hãng hàng không bay thường lệ đến Việt Nam, đồng thời đối mặt với rất nhiều khó khăn do hệ lụy kéo dài của đại dịch COVID-19, Vietnam Airlines vẫn mở rộng mạng bay toàn cầu.

Theo Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà, đến nay, hãng đã khai thác trở lại tất cả các đường bay và mở thêm 7 đường bay quốc tế trong thời gian gần đây. Hiện tại Vietnam Airlines đã khai thác hơn 90 điểm đến trên thế giới, trong đó có 60 điểm đến nội địa và 30 điểm đến quốc tế, kết nối với hơn 20 quốc gia, cùng với rất nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu về hình ảnh đất nước con người Việt Nam với bạn bè thế giới.

"Trong năm 2025, chúng tôi đang nghiên cứu và mở rộng các mạng bay đi Ý, Đan Mạch, Canada…"- ông Hà tiết lộ.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đánh giá những nhiệm vụ được Vietnam Airlines thực hiện đã có tác động lan tỏa, góp phần vào sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội và nền kinh tế đất nước; cụ thể là việc thúc đẩy hoạt động giao thông vận tải - logistic, giao thương kinh tế - đầu tư - văn hoá; đồng thời đóng góp trong việc mở rộng, nâng cao quan hệ ngoại giao và tăng cường, phát triển hoạt động du lịch lữ hành.

Phục hồi và đảm bảo năng lực cạnh tranh

Những năm qua, trong bối cảnh COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đến các hãng hàng không trên thế giới, nhiều hãng hàng không phá sản hoặc xin bảo hộ phá sản, Vietnam Airlines đã tái cơ cấu lại tài sản - nguồn vốn - nhân lực, nâng cao an toàn hàng không và chất lượng dịch vụ. "Trong hơn 3 năm qua, chúng tôi đã tái cơ cấu lại tổ chức, triển khai các giải pháp về quản trị dòng tiền cũng như tiết kiệm chi phí, đàm phán với các đối tác. Năm 2024, hãng đã cân đối được thu chi và có lãi"- ông Lê Hồng Hà cho biết.

Cần giải pháp then chốt cho Vietnam Airlines- Ảnh 2.

Tổng giám đốc Lê Hồng Hà gặp gỡ và làm việc với Thống đốc tỉnh Aichi (Nhật Bản) Hideaki Ohmura tháng 8-2024, nhằm thúc đẩy hợp tác hàng không giữa Việt Nam và Nhật Bản

"Có thể nói, ảnh hưởng của COVID-19 vô cùng nặng nề, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để Vietnam Airlines có những chương trình thay đổi tái cơ cấu hoạt động của mình, tìm ra những cái giải pháp tự thân linh hoạt để vượt qua khó khăn"- Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà bày tỏ.

Ví dụ như trong giai đoạn COVID, khi các chuyến bay thương mại không hoạt động, Vietnam Airlines là một trong những hãng đầu tiên trên thế giới đề xuất Hiệp hội hàng không quốc tế IATA cho phép vận chuyển hàng hóa ở trên khoang hành khách.

Hay như giai đoạn hiện tại do ảnh hưởng của việc thiếu hụt động cơ khiến 12 chiếc máy bay A321 NEO và 4 máy bay thân rộng của Vietnam Airlines phải đưa đi kiểm tra, ảnh hưởng đến gần 20% năng lực hoạt động. Trước tình hình đó, Vietnam Airlines đã tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi lại hệ thống đường bay, tăng năng suất sử dụng đội máy bay… Hiện tại, năng suất sử dụng đội máy bay của Vietnam Airlines tăng khoảng 15% so với giai đoạn trước. Điều này đã giúp hãng bù đắp được năng lực vận tải khi bị thiếu máy bay.

"Không những thế, trong giai đoạn COVID-19, Vietnam Airlines đã xây dựng nhiều chương trình tập trung vào nâng tầm dịch vụ. Kết quả rõ nhất được thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng và nhiều giải thưởng quốc tế uy tín. Đây cũng là minh chứng cho việc Vietnam Airlines đã phục hồi trở lại và đảm bảo được năng lực cạnh tranh của Hãng hàng không Quốc gia trong việc việc kết nối Việt Nam với thế giới"- ông Hà khẳng định.

Nắm bắt vận hội mới

Theo Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ và vận hội mới để phát triển đột phá về mọi mặt. Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành hàng không dân dụng, mà trong đó, Vietnam Airlines - Hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực của Việt Nam - giữ vai trò then chốt, chủ đạo đối với sự phát triển ngành hàng không nước nhà, kết nối Việt Nam với thế giới.

Theo yêu cầu của Chính phủ, Vietnam Airlines đã xây dựng Đề án tái cơ cấu tổng thể nhằm vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19, Hãng đang kỳ vọng đề án sẽ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt sớm để có thể thực hiện những giải pháp nêu trong đề án, nhằm không chỉ vượt qua khó khăn trước mắt mà còn chuẩn bị cho sự phát triển vươn mình trong tương lai.

Ngoài ra, Vietnam Airlines mong muốn Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho ngành hàng không nói chung về thuế bảo vệ môi trường, chi phí cất hạ cánh… cũng như đảm bảo hạ tầng cho Vietnam Airlines tại các cảng hàng không. Vietnam Airlines cũng như các doanh nghiệp thành viên sẵn sàng cho việc đầu tư vào sân bay Long Thành để đưa sân bay Long Thành trở thành trung tâm trung chuyển của khu vực và thế giới.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đánh giá hiện nay, với sự tham gia của nhiều hãng hàng không tư nhân, thị trường vận tải hàng không Việt Nam thể hiện sự lớn mạnh và phát triển cả về quy mô chất và lượng. Dù vậy, Vietnam Airlines vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong hoạt động khai thác vận chuyển hàng không cả nội địa và quốc tế.

Cần giải pháp then chốt cho Vietnam Airlines- Ảnh 3.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng khẳng định Vietnam Airlines vẫn duy trì vị thế dẫn đầu trong hoạt động khai thác vận chuyển hàng không cả nội địa và quốc tế.

Sau COVID-19, Vietnam Airlines đã nỗ lực triển khai các giải pháp để phục hồi, dần lấy lại nhịp tăng trưởng, đạt mức lợi nhuận hơn 1.000 tỉ đồng ghi nhận trong báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2024.

Tuy vậy, kết quả tích cực gần đây chưa thể giúp Tổng công ty vượt qua những khó khăn và khắc phục hoàn toàn những hậu quả do đại dịch COVID -19 để lại. Các chỉ tiêu hoạt động tài chính của Vietnam Airlines chưa trở lại ngưỡng an toàn, với mức đánh giá xếp hạng rủi ro cao. Đây là khó khăn lớn, làm hạn chế khả năng tiếp cận với các nguồn lực kinh tế xã hội nhằm tăng cường năng lực tài chính. Thêm vào đó, đã phát sinh những diễn biến bất lợi có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động khai thác của ngành hàng không: Quy mô đội máy bay sụt giảm do lệnh triệu hồi sửa chữa động cơ từ nhà sản xuất, giá nhiên liệu hàng không và tỉ giá ngoại tệ neo cao ở nhiều giai đoạn trong năm, tình hình chính trị - kinh tế và chiến sự tại một số quốc gia trên thế giới còn nhiều bất ổn.

Cục Hàng không Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các hãng hàng không từng bước vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, để trở lại với nhịp độ và đà tăng trưởng ổn định như giai đoạn trước sẽ là một con đường dài với nhiều thách thức.

Trên con đường phục hồi, Vietnam Airlines sẽ cần rất nhiều những trợ lực cả về tài chính và đặc biệt là những tháo gỡ về "điểm nghẽn" trong các quy định pháp luật và cơ chế chính sách từ phía các cấp, các cơ quan có thẩm quyền. Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 sẽ là "cú hích" để Hãng hàng không quốc gia tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn về tài chính mà COVID để lại, vực dậy mạnh mẽ, hoàn thành tốt nhất sứ mệnh và trách nhiệm của một doanh nghiệp nhà nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo