xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Căng thẳng Trung Đông phủ bóng hội nghị WEF

Xuân Mai

Theo báo cáo mới của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), thông tin sai lệch là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới trong 2 năm tới

Cuộc họp thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) diễn ra tại thị trấn Davos (Thụy Sĩ) từ ngày 15 đến 19-1. Với chủ đề "Xây dựng lại niềm tin", cuộc họp năm nay thu hút hơn 2.800 người tham dự, trong đó có các học giả, lãnh đạo tổ chức quốc tế và hơn 60 lãnh đạo quốc gia. 

Riêng Mỹ dự kiến cử phái đoàn gồm Ngoại trưởng Antony Blinken, Cố vấn An ninh quốc gia Jake Sullivan và Đặc phái viên của Tổng thống về khí hậu John Kerry.

Thông báo của WEF cho biết hội nghị lần này xoay quanh 4 nội dung quan trọng gồm: thúc đẩy an ninh và hợp tác trong một thế giới phân mảnh; tạo việc làm và tăng trưởng trong kỷ nguyên mới; trí tuệ nhân tạo là động lực cho kinh tế - xã hội; chiến lược dài hạn về khí hậu, thiên nhiên và năng lượng. 

Theo các chuyên gia, Davos là cơ hội để giảm nhẹ các nguy cơ dẫn đến xung đột toàn cầu. Ông Jan Aart Scholte, giáo sư về chuyển đổi toàn cầu và thách thức quản trị tại Trường ĐH Leiden (Hà Lan), nói với kênh Al Jazeera: "WEF chắc chắn là động lực chính thúc đẩy các ý tưởng về quan hệ đối tác công tư và hợp tác đa phương nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu".

Bên ngoài Trung tâm hội nghị Davos tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 15-1 Ảnh: Reuters

Bên ngoài Trung tâm hội nghị Davos tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 15-1 Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, tác động của đại dịch COVID-19 và các xung đột mới trên toàn cầu có thể gây khó khăn cho nỗ lực xây dựng lại niềm tin vào các thể chế.

 Theo hãng tin AP, cuộc xung đột giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas, cũng như các cuộc không kích gần đây của Mỹ và Anh nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen sẽ phủ bóng lên WEF năm nay. Theo kế hoạch, một phiên họp về vấn đề nhân đạo ở Dải Gaza diễn ra trong ngày 16-1.

Ngoài ra, theo Báo cáo Rủi ro toàn cầu của WEF năm 2024, thông tin sai lệch là mối đe dọa lớn nhất đối với thế giới trong 2 năm tới, theo sau là các hiện tượng thời tiết cực đoan và sự phân cực chính trị trong xã hội. 

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát thường niên được WEF công bố hôm 15-1 cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt một năm có triển vọng tăng trưởng thấp, sự bất ổn xuất phát từ xung đột địa chính trị, điều kiện tài chính bị siết chặt và tác động của trí tuệ nhân tạo. 

Cũng theo cuộc khảo sát, kinh tế Trung Quốc và Mỹ sẽ tăng trưởng vừa phải hoặc mạnh hơn trong khi kinh tế châu Âu tăng trưởng yếu hoặc rất yếu. Bên cạnh đó, đa số nhà kinh tế được hỏi cho rằng triển vọng kinh tế ở Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương tích cực hơn trong năm 2024. 

Bà Saadia Zahidi, Giám đốc Điều hành WEF, nhận định việc khôi phục tăng trưởng toàn cầu đóng vai trò quan trọng để giải quyết những thách thức chính nhưng chỉ tăng trưởng thôi là chưa đủ.

 WEF cho biết đang phát động chiến dịch nhằm xác định cách tiếp cận mới đối với tăng trưởng, cũng như giúp các nhà hoạch định chính sách cân bằng giữa tăng trưởng với các ưu tiên về xã hội, môi trường và những lĩnh vực khác. 

Nỗi lo bất bình đẳng gia tăng

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 14-1 cho biết khoảng 40% việc làm trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và xu hướng này đe dọa làm gia tăng bất bình đẳng.

Trong bài viết trước thềm hội nghị của WEF tại Davos, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva kêu gọi các chính phủ thiết lập mạng lưới an toàn xã hội và có các chương trình tái đào tạo để đối phó tác động của trí tuệ nhân tạo (AI). Theo bà Georgieva, khi AI tiếp tục được ứng dụng phổ biến hơn, công nghệ này có thể vừa giúp ích vừa ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng lao động.

Ngoài ra, AI còn có thể làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội, đặc biệt nếu những người lao động trẻ và ít kinh nghiệm hơn biết khai thác công nghệ này để giúp cải thiện năng suất trong lúc người lao động lớn tuổi hơn phải vất vả theo kịp. Theo lãnh đạo IMF, AI có thể tác động đến 60% việc làm tại các nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, tỉ lệ này tại các thị trường mới nổi và quốc gia có thu nhập thấp lần lượt là 40% và 26%.

Bà Georgieva cũng nhận định rằng trong hầu hết kịch bản, AI có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nói chung.

"Nhiều quốc gia trong số này không có cơ sở hạ tầng hoặc lực lượng lao động lành nghề để khai thác lợi ích của AI, làm tăng nguy cơ rằng theo thời gian, công nghệ này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng" - Tổng giám đốc IMF cảnh báo giữa lúc AI là một nội dung thảo luận chính ở Davos.

Bất bình đẳng gia tăng cũng là thông điệp được nêu bật trong báo cáo được Tổ chức Oxfam công bố tại Davos hôm 15-1. Theo báo cáo, tổng tài sản của 5 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi lên 869 tỉ USD kể từ năm 2020. Trong khi đó, gần 5 tỉ người trở nên nghèo hơn. Nếu xu hướng này tiếp tục, tình trạng nghèo trên thế giới sẽ không được xóa bỏ trong vòng 229 năm tới.

Anh Thư


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo