xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sáng tạo nhưng cần chuẩn mực

“Bà Tưng” hay “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh sẽ nghĩ gì khi thấy mình nhảy xổ vào đề thi dành cho học sinh giỏi văn lớp 12 ở TP Hải Phòng? Chắc hai người đẹp này cười thầm khi biết mình… “nổi tiếng” đến như vậy. Họ nghĩ mình đã thành công, ít nhất ở phương diện PR. Đề thi đề cập đến Ngọc Trinh và Bà Tưng gây tranh cãi

Dư luận thì xôn xao bình luận có nên đưa hai “hot girl” này vào đề thi văn, dù xem họ như những nhận vật “phản diện”, để phê phán lối sống vì tiền. Theo thăm dò của Báo Người Lao Động Điện tử, đa số bạn đọc (gần 70%) phản ứng, thậm chí phản ứng dữ dội; số còn lại ủng hộ, trong đó có những giáo viên dạy văn.

Một cô giáo dạy văn ở tỉnh Hải Dương đánh giá cao đề thi này vì cho rằng việc ra đề theo lối cũ khiến học sinh luôn phải “tầm chương trích cú”; phải học vẹt, nói theo; không có cơ hội bày tỏ chính kiến.

 Những người phản ứng thì cho rằng 2 “hot girl” đó không xứng đáng vào đề thi văn học, dù là bài văn nghị luận xã hội. Một phụ huynh bày tỏ: Ra đề thi như vậy tự nhiên làm cho học sinh tò mò muốn biết về 2 nhân vật “nổi tiếng vì tai tiếng” này. Đã tò mò thì các em sẽ đi tìm và sẽ thấy điều gì? Thấy một một “nữ hoàng nội y” rất sexy với những phát biểu “dậy sóng”; thấy “Bà Tưng” hở ngực dạy sinh lý và bao thứ tồi tệ nữa?

Thực ra, những đề thi môn văn mở như vậy cũng bình thường, đã quen thuộc với học sinh nhưng có nên đưa 2 “hot girl” này vào đề thi? Có lẽ cách làm ấy chỉ thích hợp với một cuộc điều tra xã hội học để hiểu tâm lý xã hội hơn là đề thi môn văn. Còn trong một bài văn nghị luận, liệu các em có dám nói thật lòng mình? Hơn nữa, với một đề thi có tính chất nghị luận như vậy, không thấy yếu tố văn học.

Cuộc sống của chúng ta đang có những nhân vật thật đáng yêu, những nhân vật có hành động cao cả, đẹp lung linh, cả những nhân vật văn học. Tôi còn nhớ về một đề thi đã từng làm khi còn đi học: Thầy giáo yêu cầu bình luận về Nguyễn Công Trứ qua nhân sinh quan của ông, một ông quan cỡ đại thần, khẳng định chí làm trai và một người đàn ông thích chơi đến “ứ hự” cuộc đời. Hay thi sĩ Bùi Giáng, từng dạy học kiếm sống, ra đề thi văn rất lạ lùng: “Nếu được chọn người làm vợ, bạn chọn Thúy Kiều hay Thúy Vân”? Hoặc rất thời sự, nếu nay mai có giáo viên nào đó ra đề nghị luận: “Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình khi thấy bao đoàn người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng?”… Những đề văn như vậy rất hiện thực, rất đời, cũng đầy ắp tính văn học và tích cực.

Trở lại đề thi gây dư luận trên, có lẽ giáo viên ra đề muốn sáng tạo nhưng chưa hình dung hết tác động đối với học sinh. Nhà trường, ai cũng hiểu cần phải có một môi trường tinh khiết, không phải điều gì xảy ra trong đời sống xã hội cũng đưa vào. Văn học và xã hội luôn hài hòa. Các nhân vật văn học, dù là phản diện, cũng đều đã được tinh lọc. Cuộc sống như một dòng chảy liên hồi, có những tinh hoa lộng lẫy và cũng có rác rưởi nhầy nhụa. Không nên đưa những hình ảnh không tốt vào trường học.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo