xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lắm thầy...

Minh Hà

Thật bất ngờ, khi một vấn đề “nóng” là đầu tư ngoài ngành theo kiểu “đánh quả” của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (vào các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bất động sản) được nhiều quan chức Chính phủ nhìn nhận qua hai phiên chất vấn cuối tuần qua với một thái độ khá lạc quan “chưa đến mức nguy hiểm” (theo lời Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh).

Trong khi đó, cũng hiện tượng này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc nhìn nhận “doanh nghiệp (DN) mà kinh doanh ngân hàng thì chết rồi!”. Nhưng dư luận lại một phen “sốc” khi Bộ trưởng Phúc nói rằng việc DN đầu tư (vào những lĩnh vực nhạy cảm trên) là do quyết định của HĐQT, không ai kiểm soát cả. Ngay “Thủ tướng cũng không can thiệp!”, dù rằng hẳn hoi đó là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.

Ai cũng biết, quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, là các bộ ngành chủ quản; thậm chí, có tổng công ty trực thuộc quản lý của Chính phủ. DN cổ phần hóa... cũng có đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính. Vậy tại sao các quyết định đầu tư lại có thể qua mặt cơ quan quản lý? Trách nhiệm của người đại diện Bộ Tài chính trong HĐQT DN ở đâu, khi vốn của Nhà nước ném vào những lĩnh vực mang tính rủi ro? Ai cấp phép cho các dự án thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán, các công ty “con” của các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh bất động sản? Lâu nay, các DN vẫn thường kêu ca có quá nhiều cơ quan chức năng can thiệp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Thậm chí, can thiệp sâu cả về việc trả lương, thưởng, nhân sự... Vậy mà khi có chuyện, thành viên nào cũng xem như mình là người đứng ngoài cuộc, không thấy ai đứng ra chịu trách nhiệm. Bộ trưởng Vũ Văn Ninh còn đưa ra con số khả quan: Năm 2007, 96% trong tổng số 76 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm ăn có lãi. Tổng giá trị đầu tư vào lĩnh vực “nhạy cảm” như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chỉ bằng 1,85% vốn chủ sở hữu và bằng 0,78% tổng giá trị tài sản. Như vậy, chuyện “chưa có gì mà ầm ĩ” là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chưa ai kiểm tra xem với sự mất điểm đến 62% của thị trường chứng khoán (so với mức đỉnh hồi đầu tháng 10-2007); với sự “đóng băng” của thị trường bất động sản hiện nay, thì thực tế số vốn đầu tư đó còn lại bao nhiêu? Và năm 2008 này liệu còn mấy mươi phần trăm tập đoàn, tổng công ty làm ăn có lãi? Chưa kể, việc đầu tư “đánh quả” của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã góp phần làm tăng thêm những bất ổn của thị trường tài chính, bất động sản thời gian qua.

Có thể thấy, việc quản lý, giám sát các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang có vấn đề. Nói theo một chuyên gia, các DN Nhà nước có quá nhiều “thầy” quản lý, chỉ đạo, nhưng không “thầy” nào chịu trách nhiệm. “Trò” không hư mới là lạ. Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai việc xác định các DN Nhà nước thua lỗ để đưa vào danh sách giám sát hằng năm. Tuy nhiên, các DN hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán lại không nằm trong đối tượng giám sát!.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo