xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Châu Âu - Mỹ bất đồng về Ukraine

Hoàng Phương

Giới chức châu Âu lo ngại họ có thể bị gạt khỏi tiến trình hòa đàm về cuộc xung đột Ukraine - Nga, từ đó ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia mình

Lãnh đạo các nước châu Âu đã phản ứng mạnh mẽ sau khi giới chức Mỹ cho biết châu lục này không có ghế tại bàn đàm phán hòa bình về cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Đặc phái viên của Mỹ về Ukraine và Nga, ông Keith Kellogg, hôm 15-2 cho biết Washington sẽ đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán, với Ukraine và Nga là hai bên chính. Phát biểu tại một sự kiện bên lề Hội nghị An ninh Munich (MSC) ở Đức, theo đài CNBC, ông Kellogg tiết lộ một kế hoạch hòa bình cho hai nước đang xung đột này có thể được đưa ra trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Khi được hỏi về khả năng châu Âu có mặt tại bàn đàm phán, ông Kellogg cho biết mình "theo trường phái thực tế và nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra. Dù vậy, đặc phái viên Mỹ cũng tìm cách trấn an châu Âu khi nhấn mạnh điều này không có nghĩa là lợi ích của họ "không được xem xét".

Đáp lại, bà Kaja Kallas, người phụ trách chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), khẳng định mọi thỏa thuận hòa bình giữa Nga và Ukraine sẽ không hiệu quả nếu châu Âu bị gạt khỏi tiến trình đàm phán.

Trong khi đó, Thủ tướng Croatia Andrej Plenković cho rằng việc châu Âu bị loại khỏi các cuộc đàm phán sẽ là điều "không thể chấp nhận về mặt chính trị" do mối quan hệ lâu nay giữa châu lục này và Mỹ. Riêng Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb tuyên bố giờ là lúc châu Âu cần phải đoàn kết và hành động nhiều hơn về vấn đề này.

Bộ trưởng ngoại giao một số nước châu Âu trong một phiên thảo luận của Hội nghị An ninh Munich tại Đức hôm 15-2Ảnh: Securityconference.org

Bộ trưởng ngoại giao một số nước châu Âu trong một phiên thảo luận của Hội nghị An ninh Munich tại Đức hôm 15-2 Ảnh: Securityconference.org

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến các đồng minh châu Âu choáng váng khi điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà không tham vấn họ hoặc Kiev trước, đồng thời tuyên bố bắt đầu hòa đàm ngay lập tức. 

Các quan chức chính quyền ông Trump cũng nói rõ Mỹ mong đợi các đồng minh châu Âu trong NATO đảm nhận trách nhiệm chính tại khu vực này trong bối cảnh Mỹ hiện có những ưu tiên khác, như an ninh biên giới. Một loạt động thái trên làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu có thể bị gạt khỏi tiến trình hòa đàm, từ đó ảnh hưởng đến chính an ninh của mình.

Sau hội nghị ở Đức, theo trang The Guardian, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của các nhà lãnh đạo châu Âu. 

Dự kiến diễn ra tại thủ đô Paris - Pháp ngày 17-2, cuộc họp sẽ thảo luận về nỗ lực của Mỹ nhằm loại châu Âu khỏi các cuộc đàm phán hòa bình, lập trường của châu lục này về tư cách thành viên tương lai của Ukraine trong NATO, phương thức cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine - có thể thông qua NATO hoặc một lực lượng châu Âu nào đó.

Phát biểu tại MSC cuối tuần rồi, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi thành lập một quân đội châu Âu. Ông cho rằng bước đi này là cần thiết để tương lai của châu Âu "chỉ phụ thuộc vào chính người châu Âu - và các quyết định về châu Âu được đưa ra tại châu Âu".

Các quốc gia châu Âu hiện chủ yếu hợp tác quân sự trong khuôn khổ NATO. Trong nhiều năm qua, các chính phủ vẫn bác bỏ ý tưởng lập một quân đội châu Âu chung với lý do quốc phòng là vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia. Dù vậy, lời kêu gọi của ông Zelensky có thể thúc đẩy châu Âu tiến tới các cuộc thảo luận chi tiết hơn về vai trò quân sự mà họ có thể đảm nhận tại Ukraine, trong đó có việc triển khai binh sĩ để bảo vệ lệnh ngừng bắn. 

Xúc tiến hòa đàm

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hôm 15-2 có cuộc trao đổi qua điện thoại sau cuộc điện đàm giữa tổng thống hai nước vài ngày trước đó.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Rubio tái khẳng định cam kết của Tổng thống Donald Trump trong việc tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, ông Rubio và ông Lavrov còn thảo luận về khả năng hợp tác trong một số vấn đề song phương khác.

Trong khi đó, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga, hai bên tái khẳng định cam kết khôi phục "đối thoại tôn trọng lẫn nhau" và giải quyết "các vấn đề tồn đọng trong quan hệ Nga - Mỹ".

Ngoài ra, theo đài RT, hai bên nhất trí duy trì liên lạc thường xuyên nhằm hướng tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương, vốn đã cản trở hợp tác kinh tế "cùng có lợi". Ông Lavrov và ông Rubio cũng đồng ý phối hợp chuẩn bị cho cuộc gặp dự kiến giữa hai tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin trong thời gian tới.

Hãng tin Bloomberg hôm 15-2 dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ có thể diễn ra tại Ả Rập Saudi vào cuối tháng này. Các quan chức cấp cao Mỹ, trong đó có ông Rubio và Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz, được cho là sẽ tới Ả Rập Saudi trong những ngày tới để chuẩn bị cho cuộc gặp. Tại Ả Rập Saudi, nhóm quan chức Mỹ dự kiến cũng bắt đầu hòa đàm với đại diện của Nga và Ukraine.

Dù vậy, một quan chức Ukraine nói với trang Politico rằng thông tin về các cuộc đàm phán tại Ả Rập Saudi khiến Kiev bất ngờ và nước này chưa có kế hoạch cử phái đoàn tham dự. Ngoài ra, giới chức Mỹ còn cho biết đại diện các cường quốc châu Âu dự kiến không tham gia cuộc đàm phán này.

Xuân Mai


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo