xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chỉ rõ hành vi nhận hối lộ từ cục trưởng đến đăng kiểm viên

PHẠM DŨNG

(NLĐO) - Trong đại án đăng kiểm, hai cựu cục trưởng đã nhận hối lộ hàng chục tỉ đồng

Ngày 6-5, một nguồn tin cho biết VKSND TP HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố 254 bị can trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn TP HCM và những địa phương khác.

Ông Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) cùng 253 bị can khác bị truy tố 11 tội danh, như: đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo, tham ô tài sản...

Trong đó, ông Trần Kỳ Hình đã bỏ qua các sai phạm trong quá trình kiểm định phương tiện, nhận tiền hối lộ trong quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế với tổng số tiền 6,5 tỉ đồng và 23.000 USD. Bị can Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, giai đoạn sau khi ông Kỳ hình về hưu) nhận hối lộ 40 tỉ đồng.

Đáng chú ý, một số hành vi đưa hối lộ cho các đăng kiểm viên để được lên lịch đăng kiểm sớm, bỏ qua lỗi vi phạm cũng được làm rõ.

Chỉ rõ hành vi nhận hối lộ từ cục trưởng đến đăng kiểm viên- Ảnh 1.

Ông Trần Kỳ Hình (thứ hai từ phải qua)

Tại Chi cục Đăng kiểm số 6, khi thực hiện đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa, nhiều chủ phương tiện hoặc thông qua trung gian đưa tiền hối lộ cho đăng kiểm viên để được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 

Quá trình kiểm tra, các đăng kiểm viên, thực hiện sai quy trình, phương tiện kiểm tra không đủ điều kiện đều được đánh giá đạt. 

Các đăng kiểm viên đưa hối lộ cho Phạm Việt Phương - Giám đốc Chi cục Đăng kiểm số 6 khi nhận công việc hoặc đưa tiền khi trình ký hồ sơ sau kiểm tra. 

Quá trình kiểm tra, ký duyệt hồ sơ, Phạm Việt Phương đã nhận tiền hối lộ từ các đăng kiểm viên mặc dù biết rõ các khoản tiền này được đăng kiểm viên nhận từ chủ phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ kiểm định phương tiện thủy nội địa. 

Phương cũng không thực hiện kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm định, giám sát công việc của các đăng kiểm viên theo đúng quy định trước khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, bỏ qua các lỗi vi phạm trong quá trình đăng kiểm.

Nhiều phương tiện thực hiện đăng kiểm phải hối lộ tiền để được sớm lên lịch kiểm tra, được đánh giá đạt (bỏ qua các lỗi khi phát hiện) và được cấp giấy chứng nhận. Sau đó, các đăng kiểm viên chi lại cho Phạm Việt Phương số tiền 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với mỗi lượt phương tiện kiểm tra.

Bị can Thái Việt Anh (SN 1983, thuyền trưởng) đã 2 lần thỏa thuận với Dương Xuân Chế (SN 1985, Giám đốc Công ty Truyền Thông Dương Nguyễn) để đăng kiểm tàu của công ty. Việt Anh đã thỏa thuận với Xuân Chế đưa hối lộ cho các đăng kiểm viên trong quá trình làm đăng kiểm phương tiện vào tháng 12-2021. 

Phí đăng kiểm tàu là 60,5 triệu đồng và quá trình kiểm tra, các đăng kiểm viên phát hiện tàu có lỗi không gắn đèn cao tốc. Xuân Chế chủ động đưa hối lộ cho đăng kiểm viên để bỏ qua lỗi này và được đồng ý.

Chỉ rõ hành vi nhận hối lộ từ cục trưởng đến đăng kiểm viên- Ảnh 2.

Hoạt động khám xét nơi làm việc của các bị can trong vụ án đăng kiểm

Tương tự, khi đến hạn đăng kiểm tàu, Việt Anh cũng thống nhất đưa cho Xuân Chế 60,5 triệu đồng để "lo việc". Do tàu nằm dưới nước, Việt Anh không muốn kéo tàu lên đà để kiểm tra nên đã thỏa thuận với Xuân Chế về việc đưa hối lộ cho đăng kiểm viên để được bỏ qua việc kiểm tra trên đà.

Quá trình kiểm tra, các đăng kiểm viên đã bỏ qua quy trình kiểm tra trên đà, lập biên bản đánh giá phương tiện đạt và phương tiện sau đó được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. 

Đối với bị can Dương Xuân Chế, năm 2015 Chế thành lập Công ty Truyền thông Dương Nguyễn hoạt động lĩnh vực tổ chức sự kiện, dịch vụ tư vấn. 

Trong đó có dịch vụ đi đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại Chi cục Đăng kiểm số 6; Xin cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa tại Cục Đăng kiểm Việt Nam; Giấy chứng nhận Đăng ký phương tiện thủy nội địa tại Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

Từ năm 2018 đến khi bị phát hiện, Xuân Chế đã nhiều lần đưa tiền hối lộ các đăng kiểm viên Chi cục Đăng kiểm số 6 để được bỏ qua các lỗi khi kiểm định phương tiện, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (giấy đăng kiểm) cho các phương tiện.

Cụ thể, vợ chồng bà H.P. thỏa thuận với chế thực hiện dịch vụ đăng kiểm trọn gói cho du thuyền Marina Bay là 240 triệu đồng. 

Quá trình kiểm tra thực tế tàu, các đăng kiểm viên phát hiện tàu không gắn đèn cao tốc và Chế đã đưa hối lộ để được bỏ qua và cấp giấy đăng kiểm.

Tương tự, cuối năm 2022, bà Chế Thị Hồng Liên (nhân viên của Công ty TNHH MTV TM và DV Tàu Thuyền Sài Gòn) liên hệ Xuân Chế thực hiện thủ tục cấp các giấy chứng nhận an toàn cho 2 mô tô nước với số tiền 58 triệu đồng. Chế đã đưa hối lộ cho các đăng kiểm viên để được cấp giấy đăng kiểm. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo