Theo đó, chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội tăng 3 điểm % theo quý lên 134,9 điểm, tăng 30% kể từ khi chạm đáy ở mức 104,1 điểm vào quý 3/2019.
Diện tích thuần (NSA) có giá trung bình 41 triệu đồng/m2, tăng 3% theo quý.
Bên cạnh đó, nguồn cung sơ cấp hạn chế, nhu cầu thị trường cao, cơ sở hạ tầng phát triển và chất lượng cải thiện đã thúc đẩy sự gia tăng giá bất động sản.
Trong quý 4/2023, tỉ lệ hấp thụ tăng 26%, tăng 15 điểm % theo quý và 12 điểm % theo năm. Nguồn cung mới chiếm 43% thị phần doanh số và được hấp thụ 46%. Các khu đô thị lớn chiếm 61% doanh số bán, phản ánh nhu cầu tiếp tục tăng đối với các khu vực ngoại thành.
Với việc niềm tin của người tiêu dùng đang được cải thiện trong bối cảnh thiếu các kênh đầu tư thay thế, nhu cầu nhà ở sẽ được phục hồi. Ngoài ra, Luật Đất đai sửa đổi sẽ tạo điều kiện cho thị trường nhà ở phát triển.
Tại TP HCM, chỉ số giá nhà ở tăng 2 điểm theo quý lên 126 điểm. Giá bất động sản thứ cấp ổn định ở 12 quận và tăng ở 4 quận. Tuy nhiên, con số này giảm 1 điểm so với cùng kỳ năm trước.
Giá sơ cấp trở về cùng mức với năm 2020, ở mức 69 triệu đồng/m2 diện tích thuần (NSA) sau khi 3 dự án hạng A tạm dừng bán và rút nguồn cung.
Trong quý 4/2023, tỉ lệ hấp thụ cải thiện 14 điểm % theo quý và 23 điểm % theo năm, đạt 40%. Sự cải thiện đến ở phân khúc nhà ở là từ sản phẩm mới công bố, có giá bán hợp lý từ 3-4 tỉ đồng/căn, pháp lý hoàn thiện, kế hoạch thanh toán dài hạn.
Nguồn cung mới chiếm 78% tổng số căn bán theo quý với tỉ lệ hấp thụ 84%, phản ánh nhu cầu cao đối với các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua. Theo Savills Việt Nam, nhóm hàng tồn kho gặp khó khăn với mức hấp thụ khiêm tốn 14%.
Bình luận (0)