xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến lược “Hà Lan hóa” của Indonesia liệu có thành công?

Hoàng Tú

(NLĐO) - Việc LĐBĐ Indonesia (PSSI) sa thải ông Shin Tae-yong, thay thế là HLV người Hà Lan Patrick Kluivert gây chú ý khi xu hướng "Hà Lan hóa" đang rõ nét

Kế hoạch này của PSSI đã phải đón nhận nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí ngay cả cổ động viên Indonesia cũng có ý kiến không đồng tình.

"Vắt chanh bỏ vỏ"?

Nhiều ý kiến cho rằng PSSI "vắt chanh bỏ vỏ" là cũng có lý do, vì HLV Shin tae-yong đã có công đưa bóng đá Indonesia lên vị thế mới ở Đông Nam Á, trở thành hiện tượng châu Á khi là đội Đông Nam Á duy nhất hiện nay còn có mặt ở vòng loại thứ 3 World Cup 2026 khu vực châu Á.

Chiến lược “Hà Lan hóa” của Indonesia liệu có thành công?- Ảnh 1.

Đội tuyển Indonesia hiện đang có hy vọng giành vé dự vòng chung kết World Cup 2026.

Dấu ấn của HLV Shin Tae-yong cùng đội tuyển Indonesia là hiện nay Indonesia đang có hy vọng giành vé dự vòng chung kết World Cup 2026, khi đang xếp thứ ba bảng C chỉ kém đội Úc nhì bảng 1 điểm. Theo quy định, hai đội đầu bảng sẽ đoạt vé chính thức có mặt ở World Cup. Nhưng nếu mất cơ hội ở vòng 3, đội tuyển Indonesia vẫn còn cơ hội ở vòng 4. 

Từ vòng này, hai đội xếp thứ ba và thứ tư từ vòng 3 được chia thành 2 bảng 3 đội, thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm tại một địa điểm tập trung. Đội nhất mỗi bảng giành quyền vào VCK. Và vòng 5, đội nhì bảng ở vòng trước sẽ thi đấu trận play-off theo hai lượt đi và về để xác định đại diện châu Á tại vòng play-off liên lục địa.

Nhưng tại sao PSSI lại sa thải HLV Shin Tae-yong ngay thời điểm nhạy cảm mà nếu nhìn từ bên ngoài, chúng ta dễ dàng nhận định: không nên?

Vì sao chọn Patrick Kluivert?

Thời điểm thay thế đã không phù hợp, đã vậy người được chọn là Patrick Kluivert tuy rất nổi tiếng, nhưng ông danh tiếng khi khoác áo cầu thủ, còn sự nghiệp HLV chưa có thành tích hay dấu ấn nào đặc biệt. Thế nhưng chúng ta phần nào hiểu được nguyên nhân vì sao PSSI chọn Patrick Kluivert qua phát biểu của chủ tịch PSSI, ông Erik Thohir.

Chiến lược “Hà Lan hóa” của Indonesia liệu có thành công?- Ảnh 2.

Patrick Kluivert khi còn là cầu thủ

Nội dung đó là gì? PSSI muốn tìm HLV có chiến lược và có thể giao tiếp với các cầu thủ. Lợi thế lớn nhất của Kluivert nằm ở chỗ ông có thể giao tiếp với nhiều cầu thủ gốc Hà Lan trong đội hình của Indonesia.

Bóng đá ở Đông Nam Á khá phức tạp vì với những nền bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu hay thế giới, chuyên môn sẽ quyết định nhưng ở nơi này, ngoài chuyên môn còn phải có những kiến thức và kỹ năng khác, liên quan đến văn hóa, giao tiếp... Đó là lý do vì sao các HLV gốc châu Á của các cường quốc bóng đá Nhật Bản, Hàn Quốc thường ưu thế và thành công hơn các HLV châu Âu.

Lịch sử HLV ngoại của đội tuyển Indonesia đã nói lên tất cả kết luận này. Từ HLV Peter Withe (Anh), Ivan Kolev (Bulgaria), Alfred Riedl (Áo), Wim Rijsbergen (Hà Lan) hay Luis Milla (Tây Ban Nha) đều thất bại. 

Đáng nói hơn là HLV Peter With dù thành công ở Thái Lan với hai danh hiệu vô địch AFF Cup 2000, 2002 nhưng lại nhanh chóng thất bại ở Indonesia. Nguyên nhân là do HLV và các cầu thủ không tìm được tiếng nói chung. Thậm chí cách làm của của HLV châu Âu không phù hợp với năng lực của các cầu thủ cũng như yêu cầu quá cao so với tiềm lực, hoàn cảnh thực tế của các quốc gia Đông Nam Á.

Cho đến lúc này, ai ai cũng biết bóng đá Indonesia lột xác là nhờ chính sách nhập tịch mà chủ yếu là các cầu thủ được sinh ra và đào tạo tại Hà Lan. Do đó việc PSSI chọn HLV Kluivert là người Hà Lan, lại trở nên hợp lý khi đội tuyển Indonesia hiện nay, thường có đến 9/11 vị trí ở đội hình xuất phát là cầu thủ nhập tịch và đang thi đấu ở châu Âu, trong đó đa phần là sinh ra ở Hà Lan. Chính lực lượng này đã và đang bất đồng với HLV Shin Tae-yong, do đó PSSI mới giải thích, lý do thay đổi HLV xuất phát từ lợi ích quốc gia?

Vậy, chọn Kluivert để mong đợi có tiếng nói chung giữa lãnh đạo với cầu thủ trong phòng thay đồ đội tuyển Indonesia, hóa ra lại là hợp lý.

Tham vọng của Indoneisa

Sinh năm 1970, năm 23 tuổi ông Erick Thohir đã có bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học quốc gia, California (Mỹ). Ông là doanh nhân, nhà hoạt động từ thiện và chính trị gia người Indonesia. Ông đang là Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp Nhà nước.

Chiến lược “Hà Lan hóa” của Indonesia liệu có thành công?- Ảnh 4.

Cầu thủ nhập tịch của Indonesia phải đang thi đấu ở ngoài, và phải có huyết thống Indonesia.

Với vị thế này, ngay sau khi Indoneisa bị truất quyền đăng cai World Cup 2023 vì lý do chính trị, với tư cách tân chủ tịch PSSI, ông Erick đã vận động và thuyết phục được FIFA trao quyền đăng cai World Cup U17 2023.

Ngay sau khi tổ chức thành công và được các tổ chức bóng đá thế giới đánh giá cao, ông Eick cho biết sẽ hợp tác với Singapore để xin đăng cai Giải vô địch U20 thế giới 2025 và Giải vô địch bóng đá U17 thế giới 2025 hoặc 2029. Ngay sau đó, LĐBĐ Singapore cũng chính thức thông báo sẽ cùng Indonesia xin đăng cai hai giải trẻ này.

Giải thích lý do đăng cai giải trẻ mà rút lại ý định đăng cai World Cup 2034, ông Erick cho biết bóng đá Indonesia cần làm lại bóng đá trẻ và chiến lược này đã bắt đầu từ 2018, khi Indonesia nộp hồ sơ xin là nước chủ nhà rồi sau đó được trao quyền đăng cai World Cup U20 năm 2021 (vào tháng 10.2019).

Giải dự kiến tổ chức từ ngày 20-5 đến 12-6-2021, nhưng sau đó đã phải hoãn đến tháng 5-2023 do đại dịch COVID-19. Indonesia đã chuẩn bị từ cơ sở vật chất, nâng cấp, sửa chữa 6 sân vận động cho sự kiện này. Do đó, khi bị tước quyền tổ chức World Cup U20 năm 2023, đồng thời nước chủ nhà Peru không đáp ứng được tiêu chuẩn của FIFA, Chủ tịch PSSI Erick đã thuyết phục FIFA chuyển World Cup U17 2023 từ Peru về Indoensia tổ chức.

Tại giải đấu này, đội U17 Indonesia dù không vượt qua vòng bảng nhưng các tuyển thủ trẻ Indonesia đã để lại dấu ấn với hai trận hòa trước các đội bóng mạnh là Ecuador, Panama.

Không chỉ ngoại giao đưa giải thế giới về quê nhà Indonesia tổ chức, ông Erick còn tổ chức trận đấu giao hữu trong đợt FIFA Day giữa đội đương kim vô địch thế giới Argentina với đội tuyển Indonesia. Giải thích về trận đấu chênh lệch này, ông Erick cho biết mục đích là mong muốn đội tuyển Indonesia có cơ hội thi đấu với những đội tuyển hàng đầu thế giới.

Kế hoạch của ông Erick là muốn tổ chức mỗi năm một trận như thế này để thử thách lòng dũng cảm, nâng cao sự tự tin, rũ bỏ mặc cảm tự ti, chứ không phải để kiếm điểm trên bảng xếp hạng FIFA.

Chiến lược “Hà Lan hóa” của Indonesia liệu có thành công?- Ảnh 6.

PSSI kỳ vọng ông Kluivert đủ đẳng cấp dẫn dắt đội tuyển Indonesia đi đến thành công

Ông Erick cũng đã khởi động lại và thay đổi hoàn toàn chính sách nhập tịch cầu thủ. Ưu tiên "người Hà Lan" vì Indonesia từng là thuộc địa của Hà Lan từ thế kỷ 17 và đến năm 1945 Indonesia mới độc lập, mà Hà Lan là quốc gia có nền bóng đá trong nhóm đầu thế giới, đồng thời là một trong những cái nôi đào tạo bóng đá trẻ chất lượng cao.

Patrick Kluivert chưa thành công trong áo HLV nhưng vẫn có thế thành công tại Đông Nam Á. Tại sao? Nếu chúng ta để ý, những cầu thủ nhập tịch đang khoác áo các đội tuyển quốc gia ở ĐNA, tuy chỉ đá cho các đội hạng hai, hạng ba châu Âu, nhưng họ vẫn đủ năng lực tỏa sáng và thể hiện sự đẳng cấp hơn các cầu thủ ĐNA.

Có nghĩa là với bề dày những năm tháng làm HLV trong đó có quãng thời gian là trợ lý cho HLV đội tuyển Hà Lan Louis Van Gaal giành huy chương đồng World Cup 2014, năng lực cầm quân của ông Kluivert không phải là quá kém, và PSSI vẫn tin ông Kluivert đủ đẳng cấp dẫn dắt đội tuyển Indonesia đi đến thành công mà trước mắt là mục tiêu giành vé dự VCK World Cup 2026.

Tất cả còn ở phía trước. HLV Kluivert sẽ phải bắt đầu chứng minh khi Indonesia gặp đội chủ nhà Úc vào ngày 20-3 và tiếp Bahrain trên sân nhà vào ngày 25-3 tại vòng 3 bảng C vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á.

Có sự khác biệt về cầu thủ nhập tịch của Indonesia so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Philippines hay Việt Nam, đó là các cầu thủ nhập tịch phải đang thi đấu ở ngoài, đồng thời bắt buộc phải có huyết thống Indonesia.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo