xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói về phòng chống tham nhũng

Thế Dũng - Phương Nhung - Văn Duẩn

(NLĐO)- Góp ý dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị luật quy định tất cả cán bộ doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan có sử dụng, quản lý ngân sách, tài sản Nhà nước… phải kê khai tài sản vì hôm nay họ là cán bộ bình thường nhưng 5-10-20 năm sau lại là lãnh đạo.

Chiều nay, 31-5, Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói về phòng chống tham nhũng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể - Ảnh: Thế Dũng

Tại phiên họp tổ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể (đại biểu QH tỉnh Sóc Trăng) cho biết Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) là luật mà cả xã hội, nhân dân rất quan tâm nên khi ban hành phải hết sức cụ thể, nếu ban hành rồi mà còn một số điều trong luật chưa rõ ràng hoặc khó khả thi thì không thể thực hiện được, thậm chí có tác dụng ngược.

Vì vậy, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị từ nay đến kỳ họp QH thứ 6 (tháng 10-2018), trước khi luật này được QH thông qua, cần tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi, cả ý kiến từ nhân dân nhằm đảm bảo tính chặt chẽ của luật.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên họp tổ

Người đứng đầu ngành GTVT bày tỏ sự đồng tình mở rộng đối tượng cán bộ kê khai tài sản.

Ông Thể phân tích vì hôm nay họ là một cán bộ bình thường nhưng có thể 5 năm, 10 năm hoặc 20 năm sau lại là cán bộ lãnh đạo. Do đó, theo dõi tài sản cán bộ phải theo dõi ngay từ đầu để sau này có cơ sở xử lý cán bộ nếu cán bộ đó vi phạm.

Việc mở rộng cũng rất hợp lý vì hiện nay đã có quản lý cán bộ bằng công nghệ thông tin, toàn bộ các dữ liệu có thể lưu trữ một cách dễ dàng để theo dõi được cán cán bộ từ lúc bắt đầu vào làm việc (tại Nhà nước hoặc các cơ quan có tài sản, ngân sách Nhà nước).

Khi có một dữ liệu lớn như vậy thì các cơ quan phòng chống tham nhũng có thể căn cứ vào một số đối tượng có tài sản tăng bất thường hoặc có dư luận để tiến hành xem xét lại tài sản của cán bộ đó.

"Còn nếu đợi đến lúc bổ nhiệm mới bắt phải kê khai thì rõ ràng sẽ có một khoảng trống rất lớn và như thế thì việc kiểm soát tài sản của một cán bộ rất khó"- ông Thể bình luận.

Từ đó, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị: "Ngoài cán bộ công chức, viên chức thì tất cả cán bộ trong doanh nghiệp Nhà nước, trong các cơ quan, tổ chức mà có sử dụng, quản lý ngân sách Nhà nước, tài sản Nhà nước… đều thuộc diện liên quan phải kê khai tài sản".

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên họp tổ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng đồng tình với các ý kiến về việc với những cán bộ phải kê khai, kiểm tra tài sản.

"Công tác phòng chống tham nhũng của chúng ta thời gian qua, theo tôi đánh giá là chưa thật sự tốt là công tác rà soát lại bản kê khai tài sản của cán bộ. Chúng ta yêu cầu cán bộ phải kê khai tài sản nhưng công tác công khai bản kê khai, kiểm tra xem có kê khai đúng hay không thì chưa chặt chẽ, còn hạn chế"- ông Thể nhìn nhận.

Ông Nguyễn Văn Thể cùng cho rằng công tác bảo vệ người tố giác liên quan đến phòng chống tham nhũng phải được đề cao, cần nghiên cứu các điều khoản bảo vệ người tố cáo thì chắc chắn luật sẽ đi vào đời sống ngay.

"Còn nếu chưa bảo vệ được người tố cáo thì rất khó để thu thập được đầy đủ thông tin về sai phạm của cán bộ"- ông Thể nói.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói về phòng chống tham nhũng - Ảnh 4.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Cũng góp ý dự luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên băn khoăn dự luật đưa ra 4 phương án đánh thuế tài sản khi không chứng minh được và căn cứ vào đâu để đưa ra mức thuế 45%, sao không đánh như thuế thu nhập cá nhân (từ 10% đến 35%). Ông Nguyễn Đức Kiên đưa ra mức 45% này thì sở cứ để lập luận là hơi yếu.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nói về phòng chống tham nhũng - Ảnh 5.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Chí Tài

Về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực hoặc tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý (Điều 59) của dự luật, đại biểu Nguyễn Chí Tài (Thừa Thiên - Huế) đề nghị xây dựng phương án khác hợp lý, hài hòa hơn.

Theo ông Tài, phương án 1 có nội dung "người kê khai không giải trình được một cách hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập chênh lệch…" còn nói chung chưa cụ thể, thế nào là giải trình hợp lý, dễ nảy sinh tiêu cực. Đối với phương án 2 đưa ra "… mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm" là chưa có cơ sở thuyết phục nên không khả thi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo