1-1967: Hội nghị Trung ương lần thứ 13 khoá III ra Nghị quyết: "Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, chủ động tiến công địch, phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta".
31-3-1968: Tổng thống Mỹ tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
13-5-1968: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bắt đầu đàm phán tại Paris.
1-11-1968: Mỹ chấm dứt hoàn toàn ném bom và mọi hành động chiến tranh trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
25-1-1969: Bắt đầu họp Hội nghị 4 bên về Việt Nam tại Paris, gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn).
Hội nghị bốn bên tại Paris năm 1973. Ảnh tư liệu
8-5-1969: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đưa Giải pháp toàn bộ Mười điểm, nêu "vấn đề các lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam sẽ do các bên Việt Nam giải quyết".
6-6-1969: Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
8-6-1969: Mỹ tuyên bố bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam từ tháng 7-1969.
21-2-1970: Cuộc gặp riêng đầu tiên tại Paris giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger.
14-9-1970: Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tuyên bố lập trường Tám điểm về giải pháp cho vấn đề Việt Nam.
Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh Henry Kissinger bắt tay sau khi ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 23-01-1973. Ảnh tư liệu
18-10-1970: Tổng thống Mỹ đưa ra đề nghị Năm điểm, không đòi quân miền Bắc rút khỏi miền Nam Việt Nam.
10-12-1970: Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tuyên bố Ba điểm về ngừng bắn, đòi quân Mỹ rút khỏi Việt Nam vào ngày 31-7-1971.
26-06-1971: Trong cuộc gặp Lê Đức Thọ - Henry Kissinger, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ra đề nghị Chín điểm, yêu cầu thay người đứng đầu chính quyền Sài Gòn.
01-07-1971: Đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra đề nghị Bảy điểm về thời hạn rút quân Mỹ và thả tù binh, thành lập chính quyền Sài Gòn mới.
16-08-1971: Trong cuộc gặp Lê Đức Thọ - Henry Kissinger, Mỹ đưa ra Tám điểm, không muốn giải quyết toàn bộ vấn đề mà chỉ muốn giải quyết vấn đề quân sự, lấy được tù binh về.
25-01-1972: Tổng thống Mỹ đơn phương công bố "Kế hoạch hòa bình Tám điểm" và nội dung các cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ - Kissinger.
31-01-1972: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố Giải pháp Chín điểm, chỉ ra Mỹ vi phạm thỏa thuận không công bố nội dung các cuộc gặp riêng.
06-04-1972: Tổng thống Mỹ hạ lệnh ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam.
08-10-1972: Trong cuộc gặp riêng, Lê Đức Thọ trao cho Kissinger bản Dự thảo Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
20-10-1972: Việt Nam và Mỹ thông qua bản Dự thảo Hiệp định Paris và thoả thuận sẽ ký chính thức vào ngày 31-10-1972.
26-11-1972: Việt Nam công bố toàn văn bản Dự thảo Hiệp định Paris đã được Việt Nam và Mỹ thoả thuận và lên án thái độ lật lọng của Mỹ.
18-12-1972: Mỹ bắt đầu dùng B52 ném bom Hà Nội và Hải Phòng và nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam, đồng thời gửi công hàm cho Đoàn đàm phán của ta ở Paris đề nghị nối lại đàm phán sau ngày 26-12-1972.
30-12-1972: Mỹ dừng ném bom trên vĩ tuyến 20 và đề nghị nối lại đàm phán.
Bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, ký hiệp định Paris. Ảnh tư liệu
08-01-1973: Nối lại đàm phán 4 bên ở Paris.
13-01-1973: Tại cuộc gặp riêng Lê Đức Thọ - Henry Kissinger cuối cùng, hai bên hoàn thành văn bản Hiệp định.
23-01-1973: Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Cố vấn an ninh Henry Kissinger ký tắt Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
27-01-1973: Ký chính thức Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
8 nhân vật chủ chốt trong quá trình đàm phán và ký kết Hiệp định Paris
Ông Lê Đức Thọ (1911-1990) Cố vấn đặc biệt Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Ông Henry Kissinger (1923, 100 tuổi), Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ
Ông Nguyễn Duy Trinh (1910-1985), Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Ông Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ký hiệp định Paris. Ảnh tư liệu
Ông William E. Rogers (1913-2001), Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ
Ông Xuân Thủy (1912-1985), Bộ trưởng, Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Ông Phạm Đăng Lâm (1916-1975) Trưởng đoàn Chính quyền Sài Gòn
Bà Nguyễn Thị Bình (1927, 96 tuổi), Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam
Ông Trần Văn Lắm (1913-2001), Tổng trưởng Ngoại giao Chính quyền Sài Gòn
Hội nghị Paris kéo dài tổng cộng 4 năm, 8 tháng, 14 ngày, trải qua 2 giai đoạn.
Từ tháng 5-1968 đến tháng 10-1968: Đàm phán hai bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ
Từ tháng 11-1968 đến 27-1-1973: Đàm phán bốn bên giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Mỹ và Việt Nam Cộng hòa
4 bên ký kết Hiệp định Paris về Việt Nam: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mỹ, Việt Nam Cộng hòa
Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều, với 32 chữ ký của mỗi người.
Việc thực thi Hiệp định Paris: Thời hạn chấm dứt chiến sự và rút quân: 60 ngày
Ban Liên hợp Quân sự bốn bên đấu tranh thực thi Hiệp định tại Trại Davis: 823 ngày
Nhân sự Trại David: hơn 800 người
554 tù binh Mỹ được trao trả
5.075 tù binh Việt Nam được trao trả
Bình luận (0)