Công trình Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) được khởi công xây dựng ngày 17-7-2015 trên diện tích 52.400m2 với tổng mức đầu tư 415 tỉ đồng ở Thạch Thất (TP Hà Nội) hiện đã hoàn thành và sẽ tổ chức lễ khánh thành trong những ngày tới.
Trong tổ hợp công trình kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: Nhà chỉ huy, bảo tàng bom mìn, ký túc xá, khu giảng đường, phòng thí nghiệm…, nhà trưng bày bom mìn gây ấn tượng khi lần đầu tiên trưng bày tập trung các loại bom mìn, vật nổ đã được lực lượng công binh dò tìm, xử lý an toàn và các loại trang bị, phương tiện phục vụ công tác dò tìm, xử lý bom mìn, các loại tư liệu về bom mìn...
Vào ngày khánh thành 20-10 tới đây, tại trụ sở VNMAC sẽ diễn ra Hội nghị Nhóm chuyên gia ADMM+ về hành động mìn nhân đạo, Hội nghị đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, đồng thời lần đầu tiên công bố bản đồ các khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều đại biểu quốc tế đến từ các nước ASEAN, Nga, Ấn Độ…
Bản đồ ô nhiễm bom mìn là một trong những điểm nhấn quan trọng trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, thời gian qua thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học, hiện đang xúc tiến khảo sát kỹ thuật.
Thiếu tướng Hồ Bá Vinh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng, cho biết: “Trong nhiều nhiệm vụ phải tiến hành theo "Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025” (gọi tắt là Chương trình 504), việc thực hiện dự án "Điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom, mìn toàn quốc” được coi là nhiệm vụ trước tiên, làm cơ sở cho thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ khác”.
Phó Tổng Giám đốc VNMAC Nguyễn Trung Cảnh cho biết hiện tại bản đồ ô nhiễm bom mìn đã hoàn thành xong giai đoạn hoạch định chính sách, xác định vùng ưu tiên, điều tra thiết lập trên bản đồ ô nhiễm bom mìn cùng những khảo sát kỹ thuật đã được tiến hành tương đối. Trước hết có thể thấy những địa phương bị ảnh hưởng nặng bởi bom mìn như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… Mục tiêu của đề án là điều tra, phỏng vấn các nhân chứng, kiểm tra thực địa và xác định tọa độ theo hệ định vị vệ tinh GPS, lập bản đồ các khu vực hiện còn bị ô nhiễm bom, mìn và các khu vực đã được rà phá hết bom, mìn. Qua bản đồ nhằm cung cấp thông tin rộng rãi và thiết lập cơ chế ưu tiên, bổ sung cơ sở dữ liệu để nghiên cứu, hoạch định chính sách. Bản đồ ô nhiễm bom mìn sẽ sớm được giới thiệu theo chương trình 504.
Xem bản đồ dữ liệu bom mìn Mỹ đánh phá Việt Nam những năm 1964-1972 và hàng chục loại bom, mìn, thuỷ lôi... khác nhau không quân Mỹ đã rải xuống đất nước:
Bản đồ dữ liệu bom mìn Mỹ đánh phá Việt Nam những năm 1964-1972
Bản đồ băng rải chất da cam/Dioxin
Bom phát quang do Mỹ sản xuất có công dụng phát quang nhanh mặt đất, dọn bãi cho trực thăng đổ bộ và bố trí trận địa pháo binh. Khối lượng 12.000 bảng Anh, tương đương khoảng 6 tấn, trong đó chứa 4 tấn thuốc nổ. Chiều dài bom 3,1 m, đường kính 1 m 19. Quả bom trưng bày là quả bom lớn nhất còn sót lại sau chiến tranh ở Đông Dương được tìm thấy ở Gia Lai năm 2004, mất gần 1 tháng để xử lý an toàn
Bom M117
Đuôi bom M117
Đuôi bom M118
Các loại mìn
Mìn M19
Mìn M16 A1
Thuỷ lôi bát giác (mìn trôi 8 cạnh) được Mỹ thiết kế riêng để đánh cầu Hàm Rồng. Đây là loại vũ khí hiện đại cực kỳ tối tân của Mỹ lúc bấy giờ. Công dụng: phá huỷ các mục tiêu cầu cống đê đập và các mục tiêu dưới nước. Cấu tạo thuỷ lôi bát giác gồm 3 thành phần chính là: Thân (vỏ), thuốc nổ và ngòi nổ. Mìn có 8 cạnh, chiều dài là 260 cm; chiều cao 77 cm; khối lượng mìn 2.000 kg; thuốc nổ C4 khối lượng 180 đến 240 kg có 3 ngòi nổ: Song radar cực ngắn, quang học, hẹn giờ.Mìn do máy bay C-130 thả nổi trên mặt nước, sau đó trôi theo tốc độ nước chảy tới mục tiêu. Vào tháng 5-1966, lần đầu tiên không quân Mỹ thả mìn trôi ở cầu hàm Rồng (tỉnh Thanh Hoá) với ý định tính toán khi mìn trôi tới gầm cầu, do thay đổi độ sáng tối sẽ làm mìn nổ, nếu không nổ thì sẽ có cơ cấu điều khiển định giờ để mìn nổ.Quản mìn trưng bày được bộ đội công binh phát hiện và xử lý năm 1966 tại sông Mã (tỉnh Thanh Hoá), cách cầu Hàm Rồng 800 m
Mìn K58
Bình luận (0)