xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tố cáo phải có kết luận, tránh như Trịnh Xuân Thanh

Bảo Trân

(NLĐO)- Góp ý Luật Tố cáo sửa đổi, ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương cho rằng kết luận thanh tra phải gửi cho người tố cáo để xem giải quyết có bao che chứ như vừa qua có kiểm tra, thanh tra Trịnh Xuân Thanh nhưng đều không phát hiện sai phạm


Góp ý Luật Tố cáo sửa đổi, ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương cho rằng kết luận thanh tra phải gửi cho người tố cáo để xem giải quyết có bao che chứ như vừa qua có kiểm tra, thanh tra Trịnh Xuân Thanh nhưng đều không phát hiện sai phạm - Ảnh: Nguyễn Nam

Góp ý Luật Tố cáo sửa đổi, ĐBQH Nguyễn Sĩ Cương cho rằng kết luận thanh tra phải gửi cho người tố cáo để xem giải quyết có bao che chứ như vừa qua có kiểm tra, thanh tra Trịnh Xuân Thanh nhưng đều không phát hiện sai phạm - Ảnh: Nguyễn Nam

Sáng nay 9-3, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (UBPL) đã họp phiên toàn thể cho ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tố cáo.

Tại phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết về hình thức tố cáo hiện đang có 2 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, để xác định rõ trách nhiệm của người tố cáo, tránh tình trạng lợi dụng các hình thức tố cáo để tố cáo tràn lan, cố ý tố cáo sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo. Đối với tố cáo hành chính căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị tố cáo nên dự thảo luật chỉ quy định hai hình thức tố cáo như tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. Đối với tố giác tin báo tội phạm, tố cáo trong hoạt động tố tụng thì đã có quy định về các hình thức tố cáo khác được điều chỉnh ở các luật tố tụng.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng, ngoài hai hình thức tố cáo là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp, dự thảo luật cần quy định bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm. “Tuy nhiên Chính phủ theo loại ý kiến thứ nhất”-ông Sáu cho hay.

Theo ông Sáu, về tố cáo nặc danh (không rõ họ tên địa chỉ người tố cáo) cũng có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định của Đảng và luật tố cáo hiện hành chưa chấp nhận xem xét, giải quyết đơn tố cáo không rõ họ tên địa chỉ người tố cáo. Trong những năm qua các cơ quan nhà nước mới chỉ giải quyết được 87,4% tổng số đơn tố cáo có danh. Vì vậy nếu luật quy định việc giải quyết tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong quá trình xem xét giải quyết. Hơn nữa trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo nặc danh sai sự thật thì không có căn cứ để xem xét, xử lý trách nhiệm đối với người tố cáo. Do đó dự thảo chưa quy định về việc giải quyết tố cáo nặc danh.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng thực tế không ít trường hợp người tố cáo còn bị trả thù, bị trù dập, trong khi đó mặc dù có quy định nhưng việc bảo vệ người tố cáo còn rất khó khăn. Do đó, nhiều người không dám tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Để kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm, cần quy định về việc giải quyết tố cáo đối với trường hợp người tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ của mình. Và Chính phủ thể hiện loại ý kiến thứ nhất vào nội dung dự thảo Luật.


Trịnh Xuân Thanh

Trịnh Xuân Thanh

Bày tỏ sự "chưa vui hoàn toàn" khi dự thảo luật chỉ dừng ở mức "luật khung còn chi tiết lại ở luật khác”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Sĩ Cương đề nghị dự luật phải quy định rõ kết luận thanh tra, kiểm tra phải gửi cho người tố cáo để họ biết đúng hay sai chứ không nên dừng ở quy định "người tố cáo có yêu cầu thì mới gửi".

“Việc gửi cho người tố cáo còn là căn cứ để xác định xem giải quyết có bao che không? Như vừa qua có việc kiểm tra, thanh tra nhưng đều không phát hiện ra như vụ Trịnh Xuân Thanh. Chỉ đến khi về sau thanh kiểm tra mới phát hiện ra. Vậy các cơ quan trước đó các cơ quan đó có được coi là bao che không? Tôi nghĩ thậm chí được coi là đồng phạm ý chứ”- ông Cương đặt vấn đề.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương cũng băn khoăn quy định bảo vệ người tố cáo được dự luật bổ sung trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Nhưng lại quy định Thủ trưởng cơ quan cần có biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, vậy biện pháp cần thiết là cái gì?

"Bây giờ tôi tố cáo ông thủ trưởng, thủ trưởng tha không hại tôi thì thôi, chứ giờ lại yêu cầu thủ trưởng cử người bảo vệ tôi thì quá mơ hồ. Hiện người tố cáo có ai bảo vệ được đâu? Chúng ta phải có lực lượng chuyên trách chứ “bảo vệ trong cơ quan” thì không khả thi”- ông Cương chất vấn.

Trước việc không công nhận tố cáo nặc danh, ông Nguyễn Sỹ Cương cho rằng bản chất tố cáo nặc danh vì họ sợ bị trù dập trong khi chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo. Rồi kênh quan trọng là báo chí là cái gì? Khi báo chí nêu vụ việc, các cơ quan Đảng vào cuộc và phát hiện sai phạm.

"Vậy coi báo chí là nặc danh hay có danh? Do đó khi báo chí nêu phải vào cuộc và kết luận trên phương tiện thông tin đại chúng. Như vụ Trịnh Xuân Thanh là điển hình, nhiều cơ quan thanh kiểm tra nói không có gì nhưng về sau làm lại thấy sai phạm quá nặng. Vậy trách nhiệm giải quyết như thế nào?"- ông Cương nhấn mạnh.

img

Phó Chủ nhiệm UBPL Hoàng Thanh Tùng cũng đặt vấn đề: Bảo vệ người tố cáo là nội dung quan trọng tuy nhiên trong luật thực chất mới chỉ luật hóa nghị định của Chính phủ chứ chưa có nhiều biện pháp mới, các giải pháp đưa ra còn chung chung. “Vậy tính khả thi của các biện pháp này như thế nào?”- ông Tùng hoài nghi.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phạm Trí Thức lại thông tin nhiều ý kiến trong thường trực UBPL đề nghị bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại để tạo điều kiện cho người tố cáo thực hiện quyền tố cáo, qua đó giúp kịp thời phát hiện và xử lý đối với các hành vi vi phạm.

“Thực tế nhiều nơi, nhiều Bộ ngành đã có đường dây nóng, trong thời gian qua nhiều vụ tham nhũng được phát hiện là nhờ các hình thức này. Luật Phòng chống tham nhũng có quy định tạo điều kiện cho người dân tố cáo" - ông Thức dẫn chứng.

Đáng chú ý về quy định cho phép tố cáo nặc danh, ông Phạm Trí Thức khẳng định: “Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian qua nhiều nội dung tố cáo qua điện thoại là khá chính xác, trong khi việc bảo vệ người tố cáo chưa có cơ chế hữu hiệu bảo vệ tốt người tố cáo. Do đó nên quy định tố cáo nặc danh”.

Đáp lại nhiều đề xuất bổ sung các hình thức tố cáo khác như tố cáo bằng fax, email, điện thoại hay tố cáo nặc danh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ ông Nguyễn Văn Kim giải trình: Luật tố cáo chỉ là khung còn cụ thể là luật khác quy định. Bởi do những bất cập trong tổ chức thực hiện thấy có nhiều vi phạm. Xử lý các hành vi vi phạm hiệu quả mới ở mức độ. Do đó, tạo điều kiện làm sao để người dân tố cáo nhưng không để người dân lợi dụng tố cáo để gây nhiễu. Cho nên nếu ghi nhận các hình thức tố cáo khác cần được xem xét rất chặt chẽ vì phải xem xét được danh tính tố cáo mới đưa ra xem xét.

“Bảo vệ tố cáo là vấn đề lớn, làm sao tạo điều kiện tối đa để họ không bị trù dập ngay cả người thân của họ cũng được bảo vệ nhưng đây là vấn đề lớn. Như tại Mỹ hay một số nước tiên tiến họ có Luật bảo vệ nhân chứng. Vì vậy hiện tại chúng tôi kế thừa các quy định của Nghị định và chỉnh theo hướng quy định trách nhiệm các cơ quan trong xem xét giải quyết có bảo vệ cho hữu hiệu. Khi phân tích phải đánh giá được nguy cơ thì mới áp dụng giải pháp. Chúng ta đều ở trong cơ quan Nhà nước chúng ta đều biết mức độ dân chủ hiện mới ở chừng mực cho nên trên thực tiễn gặp nhiều khó khăn”- ông Kim phân trần.

Bổ sung thêm, ông Kim nói: "Việc tố cáo nặc danh luôn là vấn đề nóng, bao giờ cũng có. "Đến phút chót ban soạn thảo đã xin ý kiến Bộ chính trị. Đúng là mỗi quan điểm đều có lý do riêng của mình". Nếu không xem xét thì bỏ lọt, trong khi dân chủ của chúng ta còn ở mức độ. Còn nếu xem xét mà không chặt chẽ dẫn đến việc này việc nọ việc kia, nhất là liên quan đến công tác cán bộ, đặc biệt là trước đại hội hay có tố cáo nặc danh".

Ông Kim nhìn nhận "đây là vấn đề rất đau đầu" vì thế không xem xét giải quyết bằng luật này mà có các quy trình khác chứ không bỏ sót, chỉ là do hình thức xử lý thế nào thôi. Như coi tố cáo nặc danh là dạng thông tin ban đầu. Nếu xác minh được người nào lợi dụng tố cáo gây việc nọ kia thì phải xử lý nghiêm. Nhưng hiện đếm trên đầu ngón tay lợi dụng tố cáo để vu khống, gây mất đoàn kết do đó luật không quy định.

Giải trình thêm cùng với cấp dưới, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho rằng hiện nay chủ yếu là dân tố cáo công chức cán bộ; cán bộ cấp dưới tố cáo cán bộ cấp trên chứ dân tố cáo dân thì ít. Trong khi chế tài xử lý người tố cáo không đúng chưa được giải quyết.

“Tố cáo nặc danh là vấn đề khó, kể cả trung ương đã bàn đi bàn lại rất nhiều. Ngay bên Đảng cũng chưa giải quyết vấn đề này. Nếu chúng ta mà quy định thì bộ máy đi xử lý nặc danh sẽ phình lên rất to. Còn nếu hình thức tố cáo mở rộng cho phép nhận qua facebook, email thì người tố cáo phản ánh xong rồi bỏ chạy. Khi chúng ta đi xác định thì không biết ở đâu, làm mất nhiều thời gian”- ông Sáu nói.

Không hoàn toàn đồng tình, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền nói: “Luật Phòng chống tham nhũng nói hình thức tố cáo không chỉ đơn thư, lời nói mà còn có nhiều hình thức. Đồng thời Bộ Luật hình sự cũng khẳng định tin báo tố giác tội phạm có thể bằng lời, hay văn bản chứ không cần đơn từ. Hay tố giác kiến nghị có thể gửi qua bưu điện, điện thoại, hay phương tiện thông tin khác thì cũng phải tiếp nhận”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo