xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều công trình, dự án chống ngập nhưng… vẫn ngập

Bài: Trường Hoàng - Phan Anh, Ảnh: Hoàng Triều

(NLĐO) - Chiều 12-7, kỳ họp thứ 15 HĐND TP HCM khóa IX bước sang phiên thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn TP

Báo cáo tại phiên thảo luận, ông Trương Trung Kiên - Trưởng Ban Đô thị, HĐND TP - cho biết TP đã hoàn thành việc giải quyết ngập 22 tuyến đường và đang tiếp tục thực hiện 15 tuyến đường. Đã hoàn thành 5 tuyến đường ngập do triều, đang tiếp tục thực hiện 4 tuyến đường khác. Đã hoàn thành 151 tuyến hẻm, đang tiếp tục thực hiện 28 tuyến. Ngoài ra, hoàn thành thêm 1.343 tuyến đường hẻm quận huyện kết hợp chỉnh trang, kết nối với các tuyến thoát nước chính của TP.

Về nhà máy xử lý nước thải, theo ông Kiên, TP đã hoàn thành 1 nhà máy, 1 nhà máy thứ 2 dự kiến hoàn thành vào quý I/2020. Chuẩn bị khởi công 1 nhà máy thứ 3 trong năm 2019 (khó có khả năng hoàn thành kịp trong năm 2020).

Nhiều công trình, dự án chống ngập nhưng… vẫn ngập - Ảnh 1.

Toàn cảnh kỳ họp

Các hạng mục chống ngập do triều gồm các dự án do Công ty TNHH Trung Nam đã thực hiện hoàn thành khoảng 75% khối lượng. Các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị thực hiện (6 dự án): 2 dự án đang thi công và 4 dự án chưa triển khai thực hiện (1 dự án sắp khởi công, 2 dự án chuẩn bị đầu tư, 1 chưa bố trí vốn)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trương Trung Kiên đã chỉ ra những hạn chế như: các kế hoạch đề ra chưa dự kiến đầy đủ nguồn lực thực hiện, dẫn đến một số chỉ tiêu, mục tiêu đề ra khó khả thi; chưa làm rõ trình tự ưu tiên, phân kỳ thực hiện, đầu tư có trọng tâm trọng điểm nhằm đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của cả chương trình.

 Đa số các dự án đều bị chậm tiến độ, một số hạng mục như: giải quyết các tuyến ngập do mưa; các tuyến ngập do triều; xây dựng các nhà máy xử lý nước thải... khó đảm bảo theo kế hoạch đề ra (2016-2020). Nhiều dự án thì vướng mắc về bố trí vốn, chuyển đổi nguồn vốn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong xác định pháp lý đất đai dẫn đến việc phải điều chỉnh phương án thiết kế (điều chỉnh ranh, quy mô, tuyến) nên thời gian thực hiện kéo dài. Vẫn còn tình trạng một vài dự án thoát nước, giảm ngập đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả còn hạn chế, chưa giải quyết dứt điểm tình trạng ngập khiến người dân bức xúc…

Từ đó, ông Kiên đề xuất TP cần tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung nhằm đảm bảo đồng bộ các cơ sở triển khai dự án. Lập kế hoạch thực hiện quy hoạch có trình tự ưu tiên, trọng tâm trọng điểm và đồng bộ đối với các dự án trên toàn thành phố. Ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ cao, công nghệ thông minh vào trong việc dự báo, mô hình hóa, mô phỏng hoạt động và đánh giá hiệu quả các dự án để có quyết định đầu tư phù hợp. Xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm cửa xả, hành lang an toàn sông, kênh rạch...

Theo đại biểu Nguyễn Thị Tố Trâm, hiện có nhiều sông, kênh rạch bị lấn chiếm để xây nhà, làm nhà hàng quán ăn. Đại biểu Lê Minh Đức cho rằng cần xem lại giải pháp chống ngập hiện nay. Còn đại biểu Nguyễn Tấn Tuyến thì nhận định tình trạng ngập của TP hiện nay là do kết nối chưa đồng bộ giữa dự án chống ngập TP với các dự án chống ngập của các quận - huyện, công tác tuyên truyền việc chống nhập đến người dân chưa cao...

Trả lời các câu hỏi của các đại biểu, Phó chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan nói rằng bài toán chống ngập ở TP rất nan giải vì phải đối mặt với 2 tổ hợp. Tổ hợp thứ nhất là tự nhiên gồm các yếu tố như mưa lớn, triều cường đạt đỉnh, xả lũ, sạt lở. Còn tổ hợp xã hội do công tác quản lý nhà nước chưa tốt, nhận thức người dân chưa cao, doanh nghiệp chưa coi trọng khơi thông dòng chảy, thậm chí chặn dòng.

"Ngập vẫn còn xuất hiện nhưng không ngập dai dẳng, triền miên như những năm trước, các phản ánh của bà con không còn gay gắt như trước đây" - ông Hoan nói.

Theo ông Võ Văn Hoan, thời gian tới TP sẽ rà soát lại quy hoạch, xây dựng chuẩn cốt nền; đánh giá khảo sát lại, xác định chức năng của từng sông, kênh rạch; phân cấp ủy quyền cho địa phương quản lý sông, kênh rạch; lập trung tâm dự báo ngập. Liên quan đến nguồn vốn, ông Võ Văn Hoan cho biết nguồn vốn chống ngập giai đoạn 2016-2020 cần hơn 96.327 tỉ, trong đó ngân sách đáp ứng hơn 6.356 tỉ (chưa được 10%) nên cần phải huy động các nguồn vốn khác. Trong đó, TP sẽ tính đến phương án thanh toán quỹ đất công dọc 2 bờ kênh cho nhà đầu tư để họ giải phóng mặt bằng, xây dựng bờ kè, đường giao thông 2 bên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo