xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

UBND TP HCM chính thức đề xuất tăng công chức cấp xã theo Nghị quyết 98

PHAN ANH

(NLĐO) - UBND TP HCM đưa ra phương án tăng thêm 1 công chức đối với các phường, xã, thị trấn quy mô từ đủ 30.000 dân trở lên; tăng thêm 2 công chức và 2 người hoạt động không chuyên trách đối với địa phương có từ đủ 50.000 người trở lên...

Sáng 19-9, HĐND TP HCM khai mạc kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề).

Tại kỳ họp này, UBND thành phố đã trình lên 9 tờ trình về triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Các đại biểu sẽ xem xét, thông qua các tờ trình nhằm cụ thể hóa các nội dung trong Nghị quyết 98.

Trong đó đáng chú ý là tờ trình về Đề án cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường, xã, thị trấn theo quy mô dân số, hoạt động kinh tế và đặc điểm địa bàn.

UBND TP HCM chính thức đề xuất tăng công chức cấp xã theo Nghị quyết 98 - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường trình lên HĐND thành phố 9 tờ trình thực hiện Nghị quyết 98

Tờ trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh TP HCM đối mặt với "bài toán" thiếu nhân sự cấp xã trong suốt thời gian qua.

Theo quy định tại Nghị quyết 1210 và Nghị quyết 1211 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chí phân loại đơn vị hành chính cấp xã, TP HCM có 245/312 phường, xã, thị trấn có quy mô dân số vượt tiêu chuẩn dân số của phường là trên 15.000 người và của xã, thị trấn là 8.000 người. Đặc biệt, thành phố có 6 phường, xã có quy mô trên 100.000 dân.

UBND TPHCM cho biết đây cũng chính là áp lực tác động đến đội ngũ cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương khi cung cấp, giải quyết nhu cầu, thủ tục hành chính theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp. Trong khi đó, công việc này đòi hỏi phải luôn bảo đảm sự chính xác, kịp thời và nhanh chóng.

Theo số liệu cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2022-2026 của Bộ Chính trị giao, cả nước có tổng cộng gần 206.000 người. Như vậy, bình quân 1 cán bộ, công chức cấp xã trên cả nước đang phục vụ 485 người dân.

Đối với TP HCM, bình quân 1 cán bộ phường, xã, thị trấn đang phải phục vụ 1.554 người dân. Con số này đang gấp 3 lần so với bình quân số lượng người dân mà cán bộ, công chức cấp xã cả nước đang phục vụ.

Do đó, UBND TP HCM cho rằng việc bố trí bổ sung số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn là cần thiết, cần triển khai ngay để phù hợp với công tác, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân.

Tuy nhiên, việc phân bổ số lượng cần phù hợp thực tiễn, định hướng thực hiện nhiệm vụ và không gây lãng phí nguồn lực.

Mặt khác, nếu bố trí cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tăng lên quá nhiều thì cơ sở vật chất hiện tại không đủ đáp ứng. Khi đó, ngân sách thành phố sẽ cần chi hỗ trợ chỉnh trang, tu sửa trụ sở UBND phường, xã, thị trấn và trang bị thêm cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.

UBND TP HCM chính thức đề xuất tăng công chức cấp xã theo Nghị quyết 98 - Ảnh 3.

Cán bộ phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP HCM) giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân Ảnh: HOÀNG TRIỀU

UBND TP HCM đưa ra phương án tăng thêm 1 công chức đối với các phường, xã, thị trấn quy mô từ đủ 30.000 dân trở lên; tăng thêm 2 công chức và 2 người hoạt động không chuyên trách đối với địa phương có từ đủ 50.000 người trở lên; 3 công chức và 3 người hoạt động không chuyên trách đối với nơi có từ đủ 100.000 người trở lên.

Ngoài ra, TP HCM dự kiến sẽ tăng thêm 1 công chức, 1 người hoạt động không chuyên trách đối với phường, xã, thị trấn có hoạt động kinh tế phát triển, có từ 2.000 cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh trở lên; địa bàn có từ 200 cơ sở kinh doanh ngành nghề có điều kiện trở lên; quy mô diện tích tăng thêm từ đủ 100% mức quy định về diện tích tự nhiên trở lên.

Về cơ cấu lãnh đạo UBND phường, xã, thị trấn, UBND TP HCM kiến nghị tăng 1 vị trí phó chủ tịch UBND đối với đơn vị có từ đủ 50.000 dân trở lên.

Theo phương án này, TP HCM sẽ cần bố trí 7.005 cán bộ, công chức phường, xã, thị trấn. Trong đó 12 xã, thị trấn trên 50.000 dân sẽ thêm 1 chức danh phó chủ tịch UBND; 40 phường có trên 50.000 dân sẽ tăng 1 phó chủ tịch UBND; hơn 323 công chức tăng thêm khác sẽ làm việc tại phường, xã, thị trấn...

Số người hoạt động không chuyên trách tại địa phương tại TP HCM cần bố trí là hơn 6.000 người, tăng so với trước đây là 1.809 người.

Ước tính, dự toán tổng ngân sách cần bổ sung để bảo đảm giải quyết chế độ, chính sách hằng năm đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tăng thêm tại TP HCM là hơn 495 tỉ đồng/năm.

Đề án thực hiện trong 5 năm tính từ ngày Nghị quyết của HĐND thành phố thông qua, có hiệu lực thi hành.

Việc đề xuất phương án bố trí số lượng bảo đảm nguyên tắc được quy định tại điểm a khoản 5 điều 9 Nghị quyết 98 và bám sát nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã tại Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tránh xảy ra tình trạng bố trí dôi dư cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp phường, xã, thị trấn.

8 tờ trình còn lại:

Tờ trình về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm TP HCM;

Tờ trình quy định trình tự, thủ tục chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa có quy mô dưới 500 ha để thực hiện dự án trên địa bàn;

Tờ trình về quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, thể thao và văn hóa;

Tờ trình về chức năng, nhiệm vụ các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức;

Tờ trình về cơ cấu tổ chức bộ máy của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP Thủ Đức;

Tờ trình quy định về chi thu nhập tăng thêm;

Tờ trình quy định về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn;

Tờ trình ban hành danh mục dự án đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo